Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến khi Bộ

Một phần của tài liệu Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm (Trang 27 - 81)

1 .2.4 Người thực hành

1.4.3.Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến khi Bộ

được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009.

Trong đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta đãđề ra, việc sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 là một đòi hỏi khách quan của hoạt động lập pháp hình sự. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 21/12/1999, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS (sau đây gọi

tắt là BLHS năm 1999) thay thế cho BLHS năm 1985. BLHS năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/7/2000. Sau đó lại được sửa đổi, bổ sung vào ngày 01/01/2009.

BLHS hiện hành gồm XXIV chương và 344 điều, được chia làm hai phần: Phần chung (có 77 điều) và Phần các tội phạm (có 267 điều). Những phần đó được chia thành các chương: Phần chung có 10 chương và 77 điều; Chương II – Phạm vi áp dụng của BLHS trong BLHS năm 1985 được đổi tên cho chính xác hơn thành Chương II – Hiệu lực của BLHS; Bổ sung thêm Chương IV – Thời hiệu truy cứu TNHS; Chia Chương VI – Việc quyết định hình phạt, miễn và giảm hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 1985 thành Chương VII – Quyết định hình phạt và Chương VIII – Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt cho chính xác hơn; Bổ sung thêm Chương IX – Xóa án tích và bỏ Chương VIII – Những quy định đối với quân nhân phạm tội.

Như vậy, mặc dù BLHS hiện hành đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với BLHS năm 1985, đã có sự thay đổi lớn về các chương và điều nhưng chúng ta vẫn không tìm thấy một quy định nào để làm rõ khái niệm các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập, vẫn chỉ là một điều luật quy định về đồng phạm , 2 điều của phần chung và 3 điều của Phần các tội phạm nói về tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng điều mà chúng ta cần làm rõ là sự phân định khoa học giữa các khái niệm “đồng

phạm”, “hành vi thái quá trong đồng phạm cấu thành tội độc lập”“các hành vi cấu thành tội độc lập có liên quan với đồng phạm”. Qua một khoảng thời gian dài kể từ khi BLHS năm 1999 được ban hành và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 chúng ta vẫn chưa tìmđược hướng để giải quyết vấn đề này.

Đặc biệt ta sẽ tìm thấy ở các quy định của BLHS hiện hành có rất nhiều quy định thể hiện được chính sách khoan hồng và nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta và một trong số rất nhiều quy định đó chính là Điều 314 về tội không tố giác tội phạm. BLHS hiện hành đã bổ sung một quy định thể hiện quan điểm đạo đức cao cả của Đảng, Nhà nước ta, dân tộc ta và con người Việt Nam ta. Quy định đó, tại khoản 2 Điều 22, nói rõ:“Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em

ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp

không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt

nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”.

Như vậy có thể thấy,BLHSnăm 1999 ra đời, được sửa đổi bổ sung vào năm 2009 là kết quả của sự tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, áp dụng pháp luật hình sự được ban hành từ năm 1945 đến nay. Bộ luật đã thể hiện toàn diện

chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, thực sự là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào việc thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

CHƯƠNG 2

CÁC TỘI PHẠM ĐỘC LẬP THEO QUY ĐỊNH CỦABỘ LUẬT HÌNH SỰ

HIỆN HÀNH

2.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm

2.1.1. Khái niệm

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS hiện hành).

Phần chung của BLHS hiện hành không dành bất kỳ điều luật nào để giải thích khái niệm thế nào là chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng những hành vi này rõ ràng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bởi nó vừa khuyến khích người khác phạm tội vừa gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm và còn trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Ví dụ: Mẹ con bà Hai có mở chung một tiệm cầm đồ chuyên buôn bán đồ cũ đã qua sử dụng. Gần đây có một thanh niên tên Chấn thường xuyên đem đồ qua tiệm bà Hai để bán nay thì cái điện thoại, mai thì cái dây chuyền vàng, mốt là cái máy tính xách tay… Tình cờ Hạnh (con bà Hai) nhận ra cái máy tính xách tay là của một người bạn bị giựt giỏ mất khi trên đường đi làm về. Hạnh khuyên mẹ (bà Hai) không nên mua đồ của anh Chấn vì nghi ngờ anh ta là người chuyên đi giựt đồ. Bà Hai la Hạnh và nói rằng Chấn giựt đồ của ai thì giựt chứ mẹ con bà có giựt đâu mà sợ phạm tội này nọ. Bà không cần biết Chấn làm gì miễn là có hàng rẻ cho bà để bà bán buôn kiếm tiền lời là được1.

Điểm đặc biệt là ở tội này phân ra hai loại hành vi với nội hàm hoàn toàn khác nhau đó là chứa chấp và tiêu thụ và không phải lúc nào người phạm tội này đều thực hiện cả hai hành vi trên mà rất có thể là chỉ thực hiện một trong hai mà thôi.

Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản thể hiện dưới dạng hành động, tức giúp người khác tiêu thụ, che giấu tang vật phạm tội và khác với hành vi che giấu tội phạm hay không tố giác tội phạm, hành vi này trực tiếp đề cập đến việc tiêu thụ

1

hoặc che giấu phần tài sản là tang vật phạm tội chứ hoàn toàn không đề cập đến việc che giấu luôn người phạm tội.

Như vậy, đặt giả thuyết rằng có trường hợp người phạm tội vừa tiêu thụ, che giấu tài sản phạm tội vừa che giấu luôn người phạm tội khác hoặc giả người phạm tội vừa che giấu người phạm tội khác vừa che giấu luôn tài sản, tang vật của người đó liệu có được hay không? Và nếu được thì với những quy định của BLHS hiện hành thì che giấu tội phạm và chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội có gì khác nhau và liệu pháp luật quy định như vậy đãổn chưa?

Bản thân người viết nghĩ rằng không thể có trường hợp người che giấu tội phạm vừa che giấu người phạm tội vừa che giấu cả tài sản mà người đó có được từ hành vi phạm pháp và ngược lại. Bởi, nếu hiểu theo trường hợp mà chúng ta vừa đặt giả thuyết thì sự quy định hai điều luật này hoàn toàn vô nghĩa vì không đảm bảo tính độc lập của mình so với điều luật khác. Vì vậy, nhìn từ góc độ lý luận hay thực tế thì giả thuyết trên cũng không thể nào phù hợp.

Tộiche giấu tội phạm (Điều 21, Điều 313BLHS hiện hành)

Điều 21 BLHS quy định rằng:“Người nào không hứa hẹn trước nhưng sau

khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật

của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người

phạm tội, thì phải chịu TNHS về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Hào và Thắng cùng thuê chung phòng trọ tại Đình Cả, Nội Duệ, Tiên Du. Khoảng đầu tháng 4/2011, Thắng và Hào bàn nhau về việc cướp xe máy của những người lái xe ôm đểlấy tiền ăn tiêu. Chiều ngày 16/4, sau khi thống nhất với Hào, Thắng gọi cho Hà (bạn Thắng) đến và cả ba lên kế hoạch về việc đi cướp xe ôm. Hào và Hà đến gầm cầu chui ở cánh đồng thôn Trung Bạn, thị trấn Chờ, Yên Phong để phục sẵn ở đó. Thắng đến bến xe Bắc Ninh thuê anh Nguyễn Duy Thìn, sinh năm 1957 ở Ninh Xá, Bắc Ninh chở đi Yên Phong. Đến nơi bọn chúng dùng súng bắn điện và kiếm giết anh Thìn lấy chiếc xe máy nhãn hiệu CAVALRY trị giá 3.315.000 đồng của nạn nhân mang về giấu tại phòng trọ của Hào và Thắng. Sau đó chúng gọi điện cho Giang đến. Sau khi nói rõ sự việc cho Giang biết, chúng nhờ Giang cất giấu hộ chiếc xe cướp được.Trong vụ án này, cả Thắng, Hào và Hà đều là đối tượng có tiền án. Nguyễn Đình Hào sinh năm 1992 ở Trác Bút, Thị trấn Chờ (Yên Phong) bị phạt tù chung thân về hai tội Giết người và Cướp tài sản. Cùng tội danh trên, Nguyễn Văn Thắng sinh năm1992 tại thôn Đinh,

Tri Phương (Tiên Du) bị phạt 24 năm 3 tháng tù giam; Đào Văn Hà sinh năm 1988 ở Ân Phú, Phú Lâm (Tiên Du) bị phạt 26 năm tù giam. Phan Tự Giang sinh năm 1985 tại xóm Giáo, Tri Phương (Tiên Du) bị phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 33 tháng 6 ngày về tội Che giấu tội phạm.

Như vậy, người thực hiện hành vi che giấu cũng không có hứa hẹn trước với người phạm tội nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu để người phạm tội không bị phát hiện. Hành vi này được xem là hành vi nguy hiểm và được xem là tội phạm vì nó gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện tội phạm, cản trở việc tìm và xử lý xử lý người phạm tội, cản trở việc khắc phục hậu quả của tội phạm và trong một chừng mực nhất định còn khuyến khích người phạm tội, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường các chuẩn mực của đời sống xã hội.

Hành vi này cũng được thực hiện bằng hành động, người phạm tội thể hiện được tính chủ động bằng cách thực hiện việc chứa chấp, nuôi dưỡng, giúp đỡ người phạm tội, hoặc xóa bỏ, tiêu hủy dấu vết, chứng cứ của tội phạm, cất giấu, hủy bỏ tang vật của tội phạm…Tội phạm xem là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên. Hành vi này khi được thực hiện cũng giống hành vi che giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm chỉ khác nhau ở chỗ có hứa hẹn trước và không có hứa hẹn trước.

Tội không tố giác tội phạm (Điều 22, Điều 314 BLHShiện hành )

Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định:“1. Người nào biết rõ tội phạm đang được

chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải

chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ

hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp

không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt

nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”.

Ví dụ: Sáng ngày 24/01/2011, TAND tỉnh Lạng Sơn đã xét xử phiên sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thế Hà về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hà là 1 trong 5 đối tượng có liên quan đến vụ mua bán 3 bánh heroin bị bắt quả tang ngày 16/6/2010 tại khu vực Bến xe phía Bắc. Bốn đối tượng bị bắt quả tang là Nguyễn Thế Trình, Nguyễn Thị Thu Hoài, Dương Bích Hải và Lý Thị Len. Các bị cáo đã bị TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt tù từ 18 đến 20 năm tù giam, riêng Nguyễn Thế

Trình bị tuyên án tù chung thân. Hà bị bắt sau đó qua lời khai của các đối tượng trên.

Theo cáo trạng của VKS, trong một lần trao đổi, chú của Hà là Nguyễn Thế Trình có đề cập đến việc tìm mối cung cấp heroin, Hà đã cho Trình số điện thoại di động của một người tên Cường ở Sơn La để Trình liên lạc, Trìnhđã thử liên lạc nhưng không được, sau đó Trình đã mua được 3 bánh heroin từ một người tên Côn, Hà có biết việc này nhưng không tham gia vào vụ mua bán trên. Sau khi bị bắt, Hà bị truy tố về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Tại phiên tòa, sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, lời khai của các nhân chứng và mức độ liên quan của Hà đến vụ án trên. Với nhận định việc Hà cung cấp số điện thoại cho Trình không trực tiếp dẫn tới việc Trình mua được ma túy và Hà cũng không biết Côn là ai, đại diện VKS đã quyết định rút một phần cáo trạng, thay đổi quyết định truy tố từ hành vi “mua bán trái phép các chất ma túy” sang hành vi “không tố giác tội phạm”. Sau khi nghị án, TAND tỉnh đã quyết định đồng ý với quyết định thay đổi tội danh của VKS và tuyên phạt Nguyễn Thế Hà 3 năm tù giam về hành vi “không tố giác tội

phạm” theo khoản 1 điều 314BLHS.

Những hành vi tương tự như Nguyễn Thế Hà tùy theo mức độ liên quan có thể bị truy tố và xét xử về tội “không tố giác tội phạm”, che giấu tội phạm, thậm chí nếu việc cho số điện thoại trực tiếp dẫn tới việc mua bán ma túy, Hà sẽ phải chịu TNHS với vai tròđồng phạm và phải chịu mức án như của Hoài, Hải và Len. Đây là lời cảnh tỉnh cho những ai có các hành vi mang tính chất tiếp tay cho tội phạm.

Như vậy, người không tố giác tội phạm không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng biết rõ tội phạm do người khác đang được chuẩn bị, đang được thực hiện, hoặc đãđược thực hiện nhưng không báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này nguy hiểm cho xã hội và là tội phạm vì người phạm tội đã có thái độ thờ ơ, vụ lợi, thiếu trách nhiệm đối với lợi ích của Nhà nước, của xã hội gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện người phạm tội và không ngăn chặn kịp thời thiệt hại do tội phạm gây ra. Đặc trưng của hành vi này là bao giờ cũng được thực hiện bằng không hành động,thể hiện thái độ thụ động của người phạm tội. Nghĩa là, người phạm tội biết mình có nghĩa vụ tố giác, phải hành động nhưng vẫn không hành động2.

Theo đó, một người không tố giác tội phạm sẽ bị truy cứu TNHS về tội này một khi thỏa mãn ba dấu hiệu:

2

♦ Đã cố ý không tố giác tội phạm mặc dù biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đãđược thực hiện.

Vậy, một người bị truy cứu TNHS về tội này chỉ khi họ biết rõ tội phạm do người khác thực hiện nhưng đã cố ý không tố giác. Trên thực tế, có những tội phạm khi được thực hiện thì bất kỳ ai trong chúng ta cũng nhận biết được đó là tội phạm và phải có trách nhiệm tố giác, dù ta có viện dẫn lý do ta không biết để không hành động thì lý dođó cũng không được chấp nhận vì sự nhận biết tội phạm trong trường hợp này được xem là điều hiển nhiên.

♦ Người phạm tội biết rõ mình có khả năng thực tế tố giác tội phạm, tức là họ có thể trình báo ngay với cơ quan có thẩm quyền về sự việc phạm tội, hoàn toàn

Một phần của tài liệu Các tội phạm độc lập có liên quan với đồng phạm (Trang 27 - 81)