1 .2.4 Người thực hành
1.4.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban
BLHS năm 1999
Nguồn duy nhất và trực tiếp của pháp luật hình sự thời kỳ này là BLHSnăm 1985. Đây là BLHS đầu tiên của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu pháp luật hình sự thời kỳ trước đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành, thì việc pháp điển hóa về hình sự lần này đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. BLHS năm 1985 được Quốc hội ban hành ngày 17/6/1985 và có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/1986. Trong 14 năm áp dụng, BLHS này đã qua năm lần sửa đổi, bổ sung:
►Lần thứ nhất ngày 28/12/1989; ►Lần thứ hai ngày 12/8/1991; ►Lần thứ ba ngày 22/12/1992; ►Lần thứ tư ngày 10/5/1997;
►Lần thứ năm trong hai kỳ họp của năm 1999.
BLHS năm 1985 gồm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm, tổng cộng 20 chương với 280 điều. Phần chung gồm 8 chương với 71 điều. Tại Chương III – Tội phạm gồm 12 điều quy định về khái niệm tội phạm, cố ý phạm tội, vô ý phạm tội, sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực TNHS, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, đồng phạm, che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm. Như vậy, trong BLHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quy định giải thích về tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm, là một trong những hành
vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập và Phần các tội phạm của Bộ luật này cũng dành 2 điều…quy định cụ thể về tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm mặc dùở Phần chung của Bộ luật này cũng không có bất kỳ một quy định nào đưa ra định nghĩa pháp lý cho hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập là như thế nào.
Như vậy, lần đầu tiênở nước ta đã có một quy định pháp luật rõ ràng và đầy đủ về cơ sở của TNHS. Vì vậy, ta đã có thể bỏ được nguyên tắc tương tự, khẳng định nguyên tắc: “Chỉ một người phạm một tội do pháp luật hình sự quy định mới
phải chịuTNHS”. Đây là yếu tố quan trọng nhất của việc bảo đảm pháp chế trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm. Cũng là lần đầu tiên, pháp luật hình sự nước ta quy định một hệ thống hình phạt tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh thể hiện chính sách trừng trị của Đảng và Nhà nước ta đối với những người phạm tội.
Qua các lần sửa đổi, bổ sung, BLHS năm 1985 đã có những thay đổi lớn về số lượng các điều, khoản, về cơ cấu các chương và có những quy định mới so với các quy định của Bộ luật khi mới được ban hành (năm 1985). Những sửa đổi, bổ sung đó phản ánh tình hình mới và nhiệm vụ mới của BLHS, cũng như phương thức mới của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đó là những bước sửa đổi, bổ sung cần thiết làm tiền đề cho việc sửa đổi, bổ sung toàn diện và văn bản BLHS trong năm 1999.
Ta thấy rằng, BLHS năm 1985 qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vẫn không có một điều khoản nào định nghĩa thế nào là các hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập nhưng có các điều khoản nói về những tội nằm trong nhóm các tội độc lập này, bao gồm tội che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.BLHS năm 1999 đã kế thừa các quy địnhcủa BLHS năm1985 và có phần hoàn thiện hơn BLHS năm 1985 trong các quy định ở các điều luật.