-Việt Nam là thành viên chính thức của WTO được 2 năm nhưng vân còn nhiều bất cập trong khâu quản lý, cơ chế, luật pháp vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn
hạn chế và khó khăn. Thực tế năng lực cạnh tranh du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụchưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không kịp tốc đọ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ khách quay lại lần hai còn thấp.
-Trong thời kỳ hội nhập áp lực đang được tạo ra với doanh nghiệp du lich Việt Nam . Phần lớn doanh nghiệp du lịch của nước ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Đội ngũ nhân lực thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nhiệm, nhất là thiếu nhưng người có chuyên môn cao.
-Quá trình hội nhập mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biên pháp kịp thời đẻ quản lý. Đó là những thách thức chính đáng đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và đói với các doanh nghiệp du lịch nước ta nói riêng.
-Các doanh nghiệp du lịch nước ngoài- thường là những tập đoàn quốc tế với tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lý cao- được phép thành lập chi nhánh, trực tiếp khai thác và đưa khách vào nước ta. Điều này đẫn đến nguy cơ mảng kinh doanh inbound của các doanh nghiệp lữu hành quốc tế của nước ta, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ
và phá sản nếu không có chiến lược rõ ràng. Từ đó hiện tượng chảy máu chất xám trong kinh doanh du lịch là điều có thể xảy ra.
-Một số cơ chế và hoạt động du lịch chưa hoàn thiện đồng bộ sẽ là trở nhại trong việc định hướng và thúc đẩy du lịch phát triển lành mạnh.
-Tình hình chính trị một số khu vực trên thế giới vẫn còn bất ổn , nạn khủng bố chưa lường được trước , bệnh dịch suất hiện nhiều và mới như cúm A (H1N1) đang diễn ra phức tạp có nguy cơ bùng phát toàn cầu, nếu không có những biện phát ngăn chặn cụ thể và kịp thời….
-Trên thực tế thị trường du lịch khách MICE khá nóng, có chi tiêu cao đòng thời nhu cầu về dịch vụ cũng cao. Trong khi đó cơ sở hạ tầng nước ta còn thấp không đủ đáp ứng khi lượng khách quá lớn.
-Sản phẩm du lịch tuy được nỗ lực đầu tư nhưng về tổng thể còn khá nghèo nàn, đơn điệu đặc biệt là sản phẩm du lịch thu hút du khách vui chơi giải trí về đêm hay trung tâm hội nghị hội chợ, nhằm kéo dài thời gian lưu trú và nâng cao mức chi tiêu khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, có sản phẩm triển khai rất chậm những chương trình nghệ thuật phục vụ khách du lịch chưa nhận được sự phối hợp đúng mức của Sở Văn Hóa Thông Tin…. Các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố tiện nghi cơ sở vật chất không thua kém các khách sạn tương đương trong khu vực nhưng tổng số lượng phòng còn thiếu so với nhu cầu đón khách trong mùa cao điểm dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp lữ hành phải từ chối nhiều khách đoàn lớn có mức chi tiêu cao….
- Giá cả xăng dầu, vàng, đồng đô la mỹ… biến động không ngừng làm cho hoạt động ngành du lịch cung gặp nhiều khó khăn .
Tình trạng hạ giá tour bất chấp chất lượng sản phẩm để thu hút khách, các doanh nghiệp không có ký quỹ kinh doanh chụp giật, theo mùa vụ hoặc đối phó bằng cách đăng ký mở chi nhánh nhưng thực chất là cho người khác dựa vào pháp nhan của mình để kinh doanh lữ hành mà không cần ký quỹ…
-Trong thời kỳ suy thoái này số lượng khách và doanh thu của các công ty kinh doanh du lịch đều giảm. Nhiều khách sạn 5 sao trở nên vắng vẻ hơn, thay vào đó khách
sạn 3 sao lại "lên ngôi". Các khách sạn 5 sao trong quý 3 có hiệu suất sử dụng chỉ đạt 59%, giảm 19% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái và giá thuê trung bình 148,5 USD một đêm. Nhiều khách sạn cao cấp đã phải giảm giá để thích ứng với điều kiện của thị trường