Giả thiết:
- ảnh hưởng của phá giá tiền tệ lên thu nhập quốc dân bằng 0(dY=0) - dCA = - dAd
Kết luận rút ra: Nếu phá giá làm giảm chi tiêu trực tiếp(dAd < 0) thì cán cân vãng lai sẽ được cải thiện (dCA > 0) và ngược lại.
Để xem xét ảnh hưởng của phá giá lên chi tiêu trực tiếp cần đề cập tới Hiệu ứng cầu tiền thực tế.
Hiệu ứng cầu tiền thực tế:
Nói một cách đơn giản: nhu cầu nắm giữ tiền chính là nắm giữ lượng tiền thực tế( là lượng tiền danh nghĩa đã loại trừ yếu tố lạm phát). Nếu mức giá tăng lên gấp 2 thì các chủ thể sẽ có nhu cầu tiền danh nghĩa cũng tăng gấp 2 nhưng cầu tiền thực tế thì vẫn ko thay đổi. Do đó, đẳng thức cầu tiền thực tế có thể biểu diễn như sau:
M / P1 = K
Trong đó: K: cầu tiền thực tế P1: chỉ số giá trung bình
M: lượng tiền cung ứng danh nghĩa
Ý NGHĨA: cho biết lượng hàng hóa mà một lượng tiền danh nghĩa có thể mua được, tức là để mua được một lượng hàng hóa là K, mức giá cả là P thì nhu cầu tiền danh nghĩa là M
Chỉ số giá cả trung bình P1 được biểu diễn như sau:
P1=αP + (1- α)E.P*
Trong đó: α : tỉ lệ % chi tiêu lên hàng nội địa P: giá cả hàng nội địa
P*: giá hàng hóa nhập khẩu ( tính bằng ngoại tệ) E: tỉ giá
Ví dụ:
Giả sử giá hàng hóa nội địa P= 15000 VND, trong khi nước ngoài là P* = 2 usd. Tỷ giá trước khi phá giá E0 = 18000. Gỉa sử người tiêu dùng chi 60% tiền của họ lên hàng hóa nội địa, tức α= 0.6. Gía trung bình là :
P1=0.6 × 15000 + (1-0.6)×18000×2 = 23400 VNDNếu VND phá giá và tỉ giá mới là E1=21600 thì giá trung bình là : Nếu VND phá giá và tỉ giá mới là E1=21600 thì giá trung bình là : Ρ'
1= 0.6 × 15000 + (1-0.6) × 21600 ×2 = 26280.
Như vậy, với 20% phá giá của VND làm cho mặt bằng giá cả tăng lên 12.3%.
Đến đây, chúng ta giả thiết rằng: Lượng tiền cung ứng danh nghĩa không thay đổi (M không đổi)( giả thiết *)
Phá giá tiền tệ ( E tăng) làm tăng mặt bằng giá cả (P1 tăng), lạm phát đã xảy ra. Như đã nói ở trên, các chủ thể sẽ muốn duy trì lượng tiền thực tế của mình (K không đổi), do đó họ sẽ phải tăng lượng tiền danh nghĩa tương ứng với mức tăng của giá cả → các chủ thể trong nền kinh tế sẽ phải bán các trái phiếu họ đang nắm giữ để thu tiền về → cung trái phiếu tăng → giá trái phiếu giảm → lãi suất tăng. Lãi suất tăng làm hạn chế đầu tư và tiêu dùng, do đó làm giảm chi tiêu trực tiếp, cải thiện cán cân thương mại.
Hiệu ứng cầu tiền thực tế chỉ trở nên hiện thực nếu như NHTW không cung ứng thêm tiền để cân đối khoản cầu tiền tăng thêm ( để thỏa mãn giả thiết *) vì nếu cung tiền danh nghĩa tăng (M tăng) tương ứng với mức tăng của P1 thì tỉ số M / P1 sẽ không thay đổi → K=M / P1 không đổi → các chủ thể sẽ không có động lực bán trái phiếu để duy trì K như ở trên, từ đó sẽ không tác động đến lãi suất, đầu tư và tiêu dùng và sẽ không tác động tới chi tiêu trực tiếp.
Việc bù đắp cán cân vãng lai từ nguồn nào cần được cân nhắc kỹ. Thông thường trong ngắn hạn, nguồn bù đăp cho cán cân vãng lai thường từ cán cân vốn và OFB, còn việc phá giá có thể gây nên nhiều tác động tới nền kinh tế nên có nên để cho cán cân vãng lai tự bù đắp cho chính nó không cần phải xem xét rất kỹ. Không những thế phá giá không phải bao giờ cũng thành công, cũng làm cho cán cân vãng lai được cải thiện. Những nguồn tài trợ cho cán cân vãng lai kể trên là những nguồn tiêu biểu, chúng em tìm hiểu được. Do hạn chế về kiến thức và thời gian nên bài thảo luận còn nhiều thiếu sót, mong được cô giáo góp ý và bổ sung.