Khảo sát hệ dung môi pha động

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp bán định lượng acid salvianolic b trong cao đan sâm bằng HPTLC (Trang 26 - 28)

Dựa vào bản chất của chất phân tích và một số tài liệu tham khảo, chúng tôi tiến hành khảo sát 6 hệ pha động:

 Hệ 1: Toluen: Diclomethan: Ethylacetat: Methanol: acid formic (2:3:4:0,5:2) [23]

 Hệ 2: Toluen: EtOAc: HCOOH (5:4:1) [10]

 Hệ 3: Toluen: EtOAc: Aceton: HCOOH (5:2:2:1) [10]

 Hệ 4: Nước: MeOH: EtOAc (10: 13,5:100)

 Hệ 5: Toluen: CHCl3: EtOAc: MeOH: HCOOH (2:3:4:0,5:2) [21]

 Hệ 6: Toluen: EtOAc: Aceton: HCOOH (2:4:3:1)

Tiến hành trên bản mỏng silica gel GF254. Quan sát kết quả sau khi khai triển dưới ánh sáng UV (366 nm) ở hình 3.1.

Từ kết quả ở hình 3.1 cho thấy:

 Hệ 4 Rf thấp, chưa tách được chất phân tích.

 Hệ 2, 3, 5 tách được chất phân tích, Rf đạt, tuy nhiên đây đang khảo sát trên bản TLC, khi đưa lên bản HPTLC thì Rf còn giảm hơn. Khi đó sẽ không còn phù hợp.

 Hệ 1 và 6 tách được chất phân tích, Rf khá cao. Chúng tôi hướng tới khảo sát trên bản HPTLC với 2 hệ này. Tuy nhiên hệ 1 phức tạp hơn nên chúng tôi lựa chọn hệ 6 để khảo sát trên bản HPTLC.

19

Hệ 1 Hệ 2 Hệ 3

Hệ 4 Hệ 5 Hệ 6

Hình 3.1. Kết quả khảo sát dung môi pha động – bản mỏng GF254

20

Khảo sát hệ pha động 6 trên bản mỏng HPTLC được kết quả như hình 3.2.

Hình 3.2. Khảo sát hệ pha động 6 trên bản mỏng HPTLC

Kết quả khi chạy hệ pha động 6 trên bản HPTLC thì Rf của SAL B thấp (Rf = 0,17 < 0,2).

Do vậy, chúng tôi điều chỉnh tỉ lệ pha động 6 thành toluen, EtOAc, aceton, acid formic = 3:4:2:1 (pha động 6’).

Hình 3.3. Khảo sát pha động 6’ trên bản HPTLC

Kết quả sau khi điều chỉnh pha động (hình 3.3) cho thấy hệ pha động 6’ (toluen, EtOAc, aceton, acid formic = 3:4:2:1) phù hợp nhất để định lượng SAL B.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp bán định lượng acid salvianolic b trong cao đan sâm bằng HPTLC (Trang 26 - 28)