KIỂM TRA ĐỘ MẠNH

Một phần của tài liệu Thuyết trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nền kinh tế mới nổi (Trang 34 - 40)

4. CÁC KẾT QUẢ

4.3. KIỂM TRA ĐỘ MẠNH

• Nardo và cộng sự (2005a) nhấn mạnh rằng một số quyết định mang tính chủ quan phải được thực hiện. Những lựa chọn này, cùng với thông tin được cung cấp bởi dữ liệu sẽ hình thành thông điệp được truyền đạt bởi chỉ số hỗn hợp. Nếu một chỉ số hỗn hợp được xây dựng kém, nó có thể gửi các thông điệp chính sách yếu hoặc sai lệch.

• Hơn nữa, việc lựa chọn các chuỗi dữ liệu và cấu trúc chỉ số chính nó cũng vẫn gây tranh cãi.

• Cuối cùng, số lượng các chuỗi dữ liệu và các biến điều khiển chính để sử dụng cũng gây tranh cãi. Ít hơn hoặc nhiều hơn các hạng mục có thể sẽ phù hợp hơn để dự đoán độ hấp dẫn FDI của nước chủ nhà.

• Chúng tôi đã thực hiện một số kiểm tra về độ mạnh đã được báo cáo và chưa được báo cáo để cung cấp bằng chứng cho sự đúng đắn của phương pháp chúng tôi: Chúng tôi so sánh sức mạnh theo dõi của chỉ số FDI với các chỉ số khác được xây dựng để đánh giá các điều kiện đầu tư và kinh doanh nói chung hoặc hoạt động FDI, và chúng tôi phân tích sức mạnh mô tả của các biến điều khiển chính của chúng tôi và của riêng chuỗi dữ liệu.

4.3. KIỂM TRA ĐỘ MẠNH

 Đầu tiên cũng đánh giá hành vi của FDI, nhưng dựa trên rất ít hạng mục và lại không cung cấp được các tham chiếu đến tầm quan trọng thực của chúng.

 Thứ hai, đo lường tính cạnh tranh chung của các nền kinh tế dựa trên 116 tiêu chí. Chúng tôi sử dụng nó để phân tích liệu có cần thiết phải tập trung vào các yếu tố quyết định cho FDI hay không, hay liệu hành vi đầu tư của các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được mô tả tốt hơn bằng cách tập trung vào tính cạnh tranh chung của một nền kinh tế.

 Cuối cùng, chúng tôi đánh giá chỉ số FDI với một chỉ số chuyên biệt hơn để xác định liệu một cái nhìn nghiêm túc hơn về các tham số của dòng chảy FDI đi vào có làm tăng sức mạnh giải thích của các kết quả hay không.

 Trong trường hợp này, chúng tôi phân tích liệu một chỉ số tập trung chuyên biệt vào thương mại cũng đủ điều kiện để mô tả hoạt động FDI hay không.

 Do đó, chúng tôi đánh giá chỉ số FDI với các chỉ số sau: (1) Chỉ số thu hút tiềm năng dòng FDI vào 2004-2006; (2) Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2008-2009, tập trung vào khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế; và (3) Chỉ số thúc đẩy thương mại năm 2008, tập trung vào một yếu tố quyết định chính.

4.3. KIỂM TRA ĐỘ MẠNH

• Phân tích điểm chuẩn cho thấy chỉ số FDI là chỉ số thích hợp nhất cho hoạt động FDI thực.

• Kết quả là một thước đo tổng hợp giải thích FDI tổng hợp chính xác hơn các chỉ số khác, bao gồm chỉ số thu hút tiềm năng FDI vào.

• Các chỉ số rộng hơn đo lường khả năng cạnh tranh của quốc gia không đủ điều kiện để đánh giá hành vi đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Cần phải có một chỉ số tập trung hơn giống như chỉ số FDI của chúng tôi để đánh giá vì nó chỉ nhằm vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

• Hơn nữa, chỉ số thúc đẩy thương mại toàn cầu (Global Enabling Trade Index), nhằm vào các yếu tố quyết định cụ thể, cũng mang lại một thước đo chưa đầy đủ cho dòng FDI vào. Ngay cả khi thương mại quốc tế và sự mở cửa của nền kinh tế là những biến điều khiển quan trọng cho FDI (ví dụ Addison và Heshmati, 2003, Asiedu, 2002, Janicki và Wunnava, 2004 và Pantulu and Poon, 2003), tập trung vào các yếu tố quyết định đơn lẻ không đủ để đánh giá mức độ hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các mô hình không gian của hoạt động FDI quá phức tạp để được đặc trưng bởi một yếu tố duy nhất hoặc một tập hợp các tham số quan sát.

4.3. KIỂM TRA ĐỘ MẠNH

• Trong bảng 9, chúng tôi hồi quy tỷ lệ trung bình các dòng FDI vào trên GDP trong ba năm trên nhiều biến độc lập ở các quốc gia mẫu của chúng tôi mà đã được cắt giảm bởi các biến bất thường, để lại 67 quan sát như đã thảo luận trong phần 3.4.

• Trường hợp cơ bản trong Bảng A trình bày các kết quả hồi quy của chỉ số FDI và một hằng số trên biến phụ thuộc. Các đặc tả 1 đến 4 trong Bảng A bao gồm các hồi quy tuyến tính của bốn biến điều khiển chính. Các đặc tả 5 đến 10 trong Bảng B bao gồm các kết hợp của bốn biến điều khiển chính, trong khi đặc tả 11 bao gồm tất cả chúng.

• Sự thay đổi ý nghĩa thống kê và kinh tế của các biến điều khiển chính cho thấy sự tương quan tuyến tính tồn tại giữa số các lực tác động chính. Các kiểm tra độ mạnh cho thấy sự vượt trội của hồi quy trường hợp cơ bản với chỉ số FDI là biến độc lập duy nhất.

• Chỉ số này tương quan mạnh với thước đo cho hoạt động FDI. Chỉ số t là đáng kể và chỉ số R2 được điều chỉnh là có giá trị cao nhất trên tất cả các kiểm tra độ mạnh.

• Chúng tôi chạy các thử nghiệm tương tự (không lập bảng) cho tất cả các chuỗi dữ liệu riêng và các cấu trúc được định nghĩa trong Bảng 1. Không có chuỗi dữ liệu hay các kết hợp của chuỗi dữ liệu, cấu trúc và các biến điều khiển chính nào có khả năng theo dõi hoạt động FDI thực tốt hơn là chỉ số FDI.

5. KẾT LUẬN

• Chúng tôi trình bày một chỉ số tổng hợp nhằm đo lường sự hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng tôi xác định bốn biến điều khiển chính ảnh hưởng đến sự hấp dẫn FDI của một nước chủ nhà: hoạt động kinh tế, hệ thống pháp luật và chính trị, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng.

• Chúng tôi giới thiệu các phương pháp tính toán khác nhau để đo lường sự hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là chỉ số FDI, cụ thể là phương pháp tiêu chuển hoá, trọng số và tổng hợp.

• Do các kết quả rất nhạy với các kỹ thuật này nên chúng tôi đề xuất xây dựng bốn chỉ số khác và đo lường sức mạnh giải thích của các chỉ số thay thế này bằng cách liên hệ các điểm số của quốc gia với dòng chảy FDI thực vào các quốc gia. Phiên bản chỉ số ưa thích tương quan với FDI vào tại mức 0,543.

• Để có thêm bằng chứng về chất lượng của phương pháp tiếp cận, chúng tôi đánh giá chỉ số FDI với ba chỉ số thông dụng. Các phân tích cho thấy chỉ số FDI là thước đo phù hợp nhất về khả năng thu hút FDI của một quốc gia.

5. KẾT LUẬN

• Chỉ số FDI củng cố các bằng chứng đã được công bố về lý do tại sao các dòng FDI chảy vào được tập trung ở các nền kinh tế phát triển, hiện đang chiếm 75% khả năng thu hút dòng vốn FDI. Các quốc gia đang phát triển và mới nổi ít hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn do hệ thống pháp lý và chính trị kém của họ cũng như cơ sở hạ tầng manh mún. Do đó, những cải tiến trong các lĩnh vực này là cần thiết để thu hút dòng FDI trong tương lai.

• Tính sẵn có của số liệu hạn chế mẫu của các quốc gia cho chỉ số FDI. Thật không may, bộ dữ liệu đầy đủ không có sẵn cho nhiều nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở Châu Phi.

• Chỉ số FDI cung cấp một bộ các biến kiểm soát mới cho các nghiên cứu tiếp theo. Các cấu trúc đặc biệt, các biến điều khiển chính, riêng biệt và điểm chỉ số tổng thể đủ điều kiện cho các phân tích tiếp theo. Chỉ số này cung cấp rất nhiều phân tích và khi dữ liệu trở nên sẵn có, chúng tôi hy vọng sẽ cải thiện tính dự báo và phạm vi bao quát của nó.

Một phần của tài liệu Thuyết trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nền kinh tế mới nổi (Trang 34 - 40)