CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Thuyết trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nền kinh tế mới nổi (Trang 31 - 34)

4. CÁC KẾT QUẢ

4.1. CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Các hoạt động kinh tê: Khoảng cách giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển liên quan đến biến điều khiển chính này không phải là tuyệt vời. Với 97 điểm, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chỉ thấp hơn 3 điểm so với mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ số phụ cấp 2 và 3 cho thấy những khác biệt lớn. Các điểm mạnh của các nền kinh tế phát triển có thể được xác định rõ ràng. Do đó, ổn định kinh tế là một trở ngại lớn hơn trong đa số các nền kinh tế đang phát triển. Mặt khác, các nước mới nổi nhận được điểm số cao cho sự tăng trưởng kinh tế của họ.

2. Hệ thống pháp luật và chính trị: Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chỉ nhận được 63 điểm cho biến điều khiển chính này. Đặc biệt là do sự bất ổn chính trị hiện tại và pháp quyền, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ít hấp dẫn hơn rất nhiều đối với các nhà đầu tư nước ngoài hơn khi so với các nền kinh tế tiên tiến.

3. Môi trường kinh doanh: Liên quan đến thuế, khoảng cách giữa các nền kinh tế không quá lớn. Tuy nhiên, tham nhũng cản trở khả năng dòng vốn FDI đi vào các thị trường mới nổi. Điều này phù hợp với ý kiến của Wei (2000) và Bénassy-Quéré và các cộng sự (2007) và được ủng hộ bởi Al Nasser (2007), những người cho rằng các nước mới nổi có thể cải thiện mạnh mẽ việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách giảm tham nhũng.

4.2. GIÁ TRỊ CẮT PHÂN LOẠI NHỮNG NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN, MỚI NỔI VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN

 Mặc dù việc giải thích về mặt kinh tế các kết quả của chúng tôi đã khẳng định cho các nghiên cứu trước đây về dòng chảy FDI, thì chỉ số FDI cũng được coi là một thước đo cho tình trạng phát triển của các quốc gia.

 Một kỹ thuật phân tích phân biệt cho thấy rằng các điểm số chỉ số này tương quan với mức độ phát triển kinh tế của các nước. Chúng tôi nhận thấy điểm số chỉ số này rất hữu ích trong việc suy xét giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Mô hình có độ tương quan phù hợp cao ở mức 0,712.

 Chỉ số Wilk lambda, là một thước đo cho độ hiệu quả của hàm phân biệt trong việc lọc các trường hợp vào hai nhóm là 0,493. Đây là một kết quả vững vàng cho nghiên cứu thực nghiệm kinh tế xã hội học giữa các quốc gia, kết quả này được xác nhận bằng việc bác bỏ giả thuyết rằng chỉ số điểm số trung bình của hai nhóm là giống nhau ở mức ý nghĩa 0,000.

 Phân tích phân biệt cho ra giá trị cắt là 81,4 có nghĩa là các nước có điểm số dưới ngưỡng này có thể sẽ được coi là "nền kinh tế mới nổi". Giá trị cắt đã phân loại chính xác 110 quốc gia (86,6%) trong mẫu.

4.2. GIÁ TRỊ CẮT PHÂN LOẠI NHỮNG NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN, MỚI NỔI VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN

• Chúng tôi lặp lại phân tích ở trên và chia nhóm các nước mới nổi thành hai mẫu nhỏ tại điểm số chỉ số trung vị của tất cả các nước đang phát triển (65,0). Việc này sẽ phân tách những nền kinh tế kém phát triển nhất với những nền kinh tế mới nổi tiên tiến hơn.

• Trong phân tích phân biệt này, chúng tôi đưa vào bốn biến điều khiển chính và có được kết quả xác nhận mạnh mẽ cho vấn đề vừa thảo luận ở trên. Tương quan phù hợp của mô hình là 0,822. Giá trị cao này phù hợp với điểm Wilk lambda thấp (0.323) và việc bác bỏ giả thuyết về những điểm số chỉ số trung bình nhóm bằng nhau tại mức ý nghĩa 0.000. Tất cả bốn biến điều khiển chính thực sự là các biến phân biệt, mỗi biến tại mức ý nghĩa 0.000.

• Các hệ số được chuẩn hoá của hàm phân biệt chứng minh thứ hạng quan trọng của bốn biến điều khiển chính. Các hệ số tương đối thấp đối với môi trường kinh doanh (0,030) và hoạt động kinh tế (0,102), nhưng lại cao đối với hệ thống pháp lý và chính trị (0,460) và cơ sở hạ tầng (0,709).

• Do đó cả hệ thống chính trị và cơ sở hạ tầng phân biệt trước, giữa các nước mới nổi và các nước đã phát triển và thứ hai, cũng phân biệt giữa các quốc gia kém phát triển nhất với các quốc gia tiên tiến hơn. Phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết cho các quốc gia tăng cường hệ thống pháp luật và chính trị, cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Thuyết trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nền kinh tế mới nổi (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(40 trang)