Thiết bị pha chế vôi

Một phần của tài liệu Tổng quan quy trình xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn 2500mgl (Trang 39 - 40)

Vôi đƣợc dùng để kiềm hóa nƣớc, làm mềm nƣớc hoặc ổn định nƣớc. Vôi cho vào nƣớc có thể ở dạng vôi sữa hay vôi bảo hòa. Vôi là chất có độ hòa tan trong nƣớc rất thấp. Ở nhiệt độ 2000C, độ hòa tan của vôi chỉ bằng 1,23g/l (tức là 0,123%). Trong khi đó độ hòa tan của phèn là 1000g (tức là 100%) vì thế việc điều chế vôi bảo hòa chỉ có lợi khi lƣợng vôi đem sử dụng nhỏ hơn 0,25 tấn/ngđ. Còn với những trạm xử lí đòi hỏi lƣợng vôi lớn hơn thì phải dùng vôi sữa (tức là vôi ở dạng huyền phù, không phải ở dạng hòa tan).

Trƣớc tiên vôi sống phải đựơc đem tôi. Đối với nhà máy có công suất nhỏ hoặc không có điều kiện cơ giới hóa, thƣờng tôi vôi trong các bể tôi vôi thông thƣờng thành vôi sữa đặc. Sau đó vôi sữa đƣợc đƣa sang bể pha vôi. Tại đây vôi đƣợc pha loãng đến nồng độ thích hợp (không lớn hơn 5%). Bể tôi vôi thƣờng có dung tích đủ cho 30 ÷ 40 ngày tiêu thụ của nhà máy và đƣợc chia làm nhiều ngăn để tiện việc thay rửa. Bể tôi vôi có thể xây gạch hoặc bê tông cốt thép có các ống đƣa vào, xả nƣớc vôi trong và xả kiệt. Đối với nhà máy có công suất lớn hoặc điều kiện cho phép có thể dùng các thùng tôi vôi cơ nhiệt.

Trƣờng hợp dùng vôi sữa: vôi sữa ở dạng khuyếch tán không bền, các hạt vôi rất nhỏ có thể nổi lên hoặc lắng xuống trong môi trƣờng khuếch tán. Do đó cần phải khuấy trộn không ngừng để vôi không lắng xuống. Có thể sử dụng một trong các biện pháp khuấy trộn sau: biện pháp thủy lực, dùng máy khuấy hoặc không khí nén.

Sơ đồ cấu tạo thiết bị pha chế vôi sữa:

Một phần của tài liệu Tổng quan quy trình xử lý nước nguồn có hàm lượng cặn 2500mgl (Trang 39 - 40)