Đầu tư phát triển đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)

Khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ lành nghề của mình qua đào tạo, đào tạo lại. Trình độ chuyên môn kĩ thuật là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động ở mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển tốt, cần thực hiện các công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải thực hiện các việc sau:

- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý: tăng cường tuyển dụng lao động mới có trình độ chuyên môn cao; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật.

- Đối với công nhân sản xuất không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng phải được tăng lên, đây là yếu tố quan trọng nhất.

- Bố trí lao động làm công tác đúng chuyên ngành đào tạo để phát huy hết năng lực làm việc của công nhân và cán bộ lãnh đạo, kết hợp với các đơn vị, bộ phận để làm tốt hơn nữa việc sử dụng sắp xếp, bố trí lao động đảm bảo kết quả công việc cao nhất.

- Có chính sách ưu đãi, đặc biệt là về chính sách tiền lương để thu hút những lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp.

- Xây dựng bộ máy thống nhất ổn định.

- Doanh nghiệp cần quan tâm đến kinh phí dành cho đào tạo, có biện pháp làm tăng kinh phí của doanh nghiệp dành cho đào tạo. Cần có chính sách hợp lý đối với những người tham gia đào tạo.

Tạo mọi điều kiện nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. mở các lớp đào tạo, hỗ trợ cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động ở các doanh nghiệp có thêm cơ hội học tập, công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp cần thực hiện một cách bài bản.

- Xác định nhu cầu đào tạo. - Xác định mục tiêu đào tạo.

- Xây dựng chương trình đào tạo và đa dạng hóa các chương trình đó. - Xác định quỹ đào tạo và phát triển.

- Xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo nguồn nhân lực. - Sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, mỗi doanh nghiệp luôn phải tối ưu hóa mọi quyết định đầu tư của mình, trong đó có cả đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Để đầu tư đào tạo nguồn nhân lực thành công, doanh nghiệp cần có những chiến lược triết lý riêng phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)