Công tác đầu tư chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

Dù đã có nhiều sự quan tâm hơn, nhưng nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động vẫn còn khá cao. Bênh cạnh nổ lực của các cơ quan chức năng và đơn vị sử dụng lao động, bản thân người lao động phải tự bảo vệ sức khỏe trước mối nguy bệnh nghề nghiệp.

Các báo cáo tại các hội thảo nếu rõ danh mục quy định các bệnh nghề nghiệp hiện nay có tới 6 bệnh bụi phổi, phế quản và các bệnh liên quan tới phổi. Tính đến năm 2010, cả nước có 26928 người mắc bệnh nghề nghiệp. Một số bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao là: bụi phổi – silic chiếm 75,1%, bệnh đường hô hấp chiếm 32%, bệnh điếc do tiếng ồn 15,6%. Tỷ lệ người nghỉ ốm ở người lao động thống kê dược là 24,7%.

Việt Nam hiện có 30 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục được chi trả bảo hiểm. Trong giai đoạn 2011-2013 trung bình mỗi năm có trên 110 nghìn lượt người lao động được khám bệnh nghề nghiệp, 5700 trường hợp được phát hiện bị bệnh nghề nghiệp, hơn 1000 trường hợp được đưa ra giám định bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên còn rất nhiều trường hợp bị bệnh nghề nghiệp chưa được khám phát hiện, giám định hoặc chưa được nhận chi trả bảo hiểm xã hội. Có nhiều nguyên nhân tỏe ngại để người lao động bị bệnh nghề nghiệp chưa được đảm bảo chế độ theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe tại cơ quan xí nghiệp cho người lao động còn thiếu và yếu. Công tác khám sức khỏe người lao động định kỳ còn mang tính hình thức. Việc khám chữa bệnh của người lao động vẫn chủ yếu là do khối cơ sở y tế Nhà nước đảm nhận dẫn tới quá tải. Nhiều đơn vị kinh doanh, sản xuất còn chậm, thậm chí không nộp bảo hiểm y tế cho người lao động dẫn tới tình trạng người đáng được hưởng lại không được hưởng.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)