0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM (Trang 39 -41 )

Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, kế toán quản trị - kế toán trách nhiệm đã ra đời từ rất sớm và trở thành một môn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, kế toán quản trị - kế toán trách nhiệm còn khá mới mẻ. Xu hướng phát triển và hội nhập đặt kế toán trách nhiệm trong những vai trò và vị trí quan trọng.

Qua thực tế nghiên cứu và khảo sát một số các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay như: công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giống Gia Súc Hà Nội, Tổng Công ty Viglacera – Công ty Cổ phần Bá Hiến, Công ty Cổ phần Xuân Hòa Viglacera, Metro... có thể nhận thấy rằng:

Ưu điểm:

- Trong cơ cấu bộ máy quản lý của các công ty, các bộ phận, phòng ban được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

- Ở các công ty đã có sự phân cấp quản lý khá hợp lý, có sự phân công, phân quyền cụ thể như việc quản lý vốn, sử dụng tài sản, chú trọng việc lập dự toán và đánh giá tình hình thực hiện chi phí, doanh thu kịp thời tại các đơn vị.

- Định kỳ, các chi nhánh lập đầy đủ các báo cáo về doanh thu, chi phí gửi về Công ty.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đã được quan tâm bằng việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, thuận lợi cho việc trích lọc dữ liệu.

Hạn chế:

- Việc phân cấp quản lý: Mặc dù các công ty đã tổ chức phân cấp quản lý, phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho các chi nhánh, phòng ban song chưa vận dụng được những thông tin kế toán phục vụ đánh giá trách nhiệm của các bộ phận. Trong cơ cấu của các công ty chưa có sự hình thành các trung tâm trách nhiệm riêng biệt. Việc chỉ đạo, điều hành trực tiếp đến từng hoạt động sản xuất

kinh doanh cơ bản vẫn tập trung vào Ban giám đốc công ty.

- Việc tổ chức hệ thống thông tin: Hệ thống báo cáo kế toán phục vụ quản trị nội bộ trong các công ty đã được quan tâm song chưa được tổ chức có hệ thống.

Do vậy, khi vận dụng kế toán trách nhiệm vào những công ty này ta nên lưu ý một số vấn đề như sau:

- Cần hiểu rằng, mô hình quản lý kế toán trách nhiệm chỉ phù hợp với các công ty, tập đoàn có quy mô lớn, hoạt động lâu đời, tốc độ tăng trưởng nhanh, lãnh đạo công ty tin tưởng vào việc phân quyền cho lãnh đạo cấp dưới, hệ thống kiểm soát và quản lý hoạt động hiệu quả, đảm bảo toàn bộ guồng máy vận động trơn tru. Hiện nay, nhiều công ty lớn của Việt Nam đã áp dụng mô hình này.

- Để đạt được sự hướng đến mục tiêu chung, các nhà quản lý khác nhau trong tổ chức phải hướng đến mục tiêu của tổ chức, của người quản lý cấp cao hơn. Nhiệm vụ của nhà kế toán quản trị trong việc thiết kế hệ thống kế toán trách nhiệm là cung cấp các động cơ tích cực cho các nhà quản lý bộ phận trong tổ chức để hướng họ đến việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

- Hệ thống kế toán trách nhiệm đưa ra các chỉ tiêu, các cơ sở để đánh giá hiệu quả của các bộ phận, các nhà quản lý bộ phận. Do đó ảnh hưởng đến thái độ của các nhà quản lý bộ phận. Hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm hai mặt là thông tin và trách nhiệm. Vì vậy, tùy thuộc vào việc sử dụng hai mặt này mà thái độ của người quản lý sẽ khác nhau. Khi hệ thống kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh đến mặt đánh giá trách nhiệm của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tiêu cực, thay vì tìm ra nguyên nhân, thì họ lại tìm ra cách đối phó và hoài nghi về hệ thống đánh giá. Nhưng khi hệ thống này chú trọng đến mặt thông tin thì ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tích cực, họ sẽ giải thích nguyên nhân dẫn đến các kết quả của bộ phận và tìm ra các biện pháp khắc phục để kết quả của bộ phận ngày càng cải thiện hơn.

Do đó, cần phải thấy rằng trọng tâm của hệ thống kế toán trách nhiệm là thông tin. Hệ thống này chỉ ra người có trách nhiệm giải thích từng sự kiện hoặc kết quả tài chính đặc biệt. Hệ thống kế toán trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm và người quản lý cấp cao hơn biết được nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bộ phận. Khi được sử dụng đúng đắn hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không quá nhấn mạnh đến việc quy trách nhiệm.

Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết khách quan nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức và hoạt động gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân. Tuy nhiên, việc triển khai trong thực tế có thành công hay không lại phụ thuộc vào thái độ của nhà quản trị.

Theo quan điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm, mọi bộ phận trong một tổ chức có quyền kiểm soát đối với chi phí, hoặc doanh thu, hoặc lợi nhuận, hoặc vốn đầu tư được gọi là một trung tâm trách nhiệm. Những trung tâm có quyền kiểm soát đối với chi phí được xem là các trung tâm chi phí. Những trung tâm có quyền kiểm soát đối với cả chi phí và lợi nhuận được gọi là trung tâm lợi nhuận và những trung tâm có quyền kiểm soát đối với chi phí, lợi nhuận và vốn đầu tư được gọi là trung tâm đầu tư. Thông tin được vận động trong các trung tâm này từ dưới lên, từ các cấp thấp lên các cấp cao hơn về trách nhiệm, thông qua một hệ thống báo cáo thực hiện thống nhất. Báo cáo thực hiện là báo cáo trình bày những kết quả tài chính chủ yếu của các trung tâm trách nhiệm.[6]

Trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận, chúng ta có thể thấy rõ được hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm thúc đẩy tính hợp nhất mục tiêu giữa các nhà quản lý trong các tổ chức phân quyền.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM (Trang 39 -41 )

×