Để kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận của mình. Metro đã là xây dựng các trung tâm chi phí. Theo mô hình này, từng bộ phận, phòng ban được coi là một trung tâm chi phí được giao kế hoạch hàng năm và tự chịu trách nhiệm về việc quản lý, khai thác sử dụng, phân bổ các khoản chi phí sao cho hiệu quả, người đứng đầu bộ phận chịu trách nhiệm và kiểm soát chi
phí của đơn vị mình. Cách phân loại các trung tâm; các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả hoạt động trong quá trình vận dụng KTTN tại Metro.
Để vận dụng KTTN, các phòng, bộ phận được coi là các trung tâm chi phí. Trưởng phòng là người đứng đầu mỗi bộ phận được coi là giám đốc của các trung tâm chi phí, phải chịu trách nhiệm kiểm soát các chi phí phát sinh tại đơn vị mình, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về kiểm soát chi phí.
Để đánh giá kết quả kinh doanh, mỗi trung tâm Metro cũng là một trung tâm doanh thu. Doanh thu sẽ được báo cáo theo các mẫu chuẩn từ văn phòng chính trong đó sẽ phân rõ doanh thu của từng trung tâm ( 19 trung tâm trên cả nước), từng nhóm khách hàng ( ví dụ nhà hàng, khách sạn, quán ăn… ) qua đó sẽ phân chia trách nhiệm và quyền của từng bộ phận liên quan. Ví dụ doanh thu toàn trung tâm Metro thuộc quyền và trách nhiệm của giám đốc trung tâm và các trưởng phòng. Doanh thu của một loại hình khách hàng cụ thể ví dụ Nhà Hàng thuộc trách nhiệm của Phòng quản lý khách hàng – Nhóm Nhà Hàng (Core Target Customer Group Department).
Trung tâm lợi nhuận được thể hiện thông qua các báo cáo lợi nhuận có số dư điểm phí (Contribution Margin) theo trách nhiệm và quyền của từng phòng ban. Ví dụ, lợi nhuận do phòng cung ứng chịu trách nhiệm sẽ bao gồm doanh thu do giao hàng trừ đi các chi phí liên quan đến chuỗi cung ứng (ví dụ chi phí quản lý kho trung tâm, chi phí giao hàng cho khách hàng….) và bỏ qua các chi phí như quảng cáo ti vi, quảng cáo trên báo hay các chi phí nhân sự thuộc văn phòng chính.
Một số báo cáo tại Metro trong kế toán quản trị: