Định hướng phát triển công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình trong năm 2012:

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Quảng Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

- Bảng số 5.2: Bảng tổng hợp các chi phí đầu tư:

3.2 Định hướng phát triển công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình trong năm 2012:

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình trong năm 2012:

Hoạt động cho vay theo DAĐT có đạt được hiệu quả cao hay không là nhờ một phần không nhỏ của công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Bước sang năm 2012, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn luôn tiềm ẩn những diễn biến khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các NHTM trong nước, vì vậy tăng trưởng đi đôi với bền vững là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng.

Từ ngày 22/2/2012, hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam đồng loạt giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với mọi khách hàng vay vốn, điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng hơn, từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án. Cụ thể, ngân hàng đặt mức lãi suất cho vay trung hạn thấp nhất từ 17-18,5%/năm; dài hạn là 19%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất, lãi suất cho vay thấp nhất là 19%/năm. Với phương châm NHNo & PTNT Việt Nam phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng cùng với chủ trương an toàn tín dụng trong năm 2012, Chi nhánh tập trung mọi nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn đối với dự án đầu tư trên địa bàn, mà đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án, cần phải được quan tâm đúng mức, để làm được điều này, Chi nhánh đã đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định đúng nội dung, vị trí và ý nghĩa của công tác thẩm định tài chính trong cho vay theo DAĐT, thẩm định tài chính dự án phải đóng vai trò là nền tảng ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Cần thiết phải đẩy mạnh việc khảo sát thị trường, phân tích kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp thẩm định thích hợp với từng dự án, phải phù hợp với tính đa dạng trong đầu tư, từ đó có cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn đối với dự án vay vốn. Ngoài ra, cần chú trọng xem xét và dự đoán các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với dự án

làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có biện pháp khắc phục và hiệu chỉnh kịp thời.

- Thẩm định tài chính dự án phải được quy trình hóa, tuy nhiên không nhất thiết quá cứng nhắc mà có thể thay đổi linh hoạt trong phân tích nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho cả khách hàng và ngân hàng. Bên cạnh đó, chú trọng vào đầu tư nâng cao công nghệ - kỹ thuật ứng dụng trong công tác thẩm định, làm giảm thời gian, công sức, hạn chế được sai sót khi tính toán.

- Công tác thẩm định tài chính dự án cần được quán triệt trong toàn hệ thống, việc thẩm định không chỉ riêng của cán bộ tín dụng mà còn của cả các bộ phận liên quan, cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Kiện toàn bộ máy tín dụng nói chung và bộ phận thẩm định nói riêng, phát triển đội ngũ nhân lực về mặt số lượng và chất lượng, đảm đương tốt nhiệm vụ được đề ra, nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát trong khâu thẩm định dự án.

- Công tác thẩm định không chỉ diễn ra một lần vào đầu kỳ của vòng đời dự án mà phải thường xuyên được rà soát và tái thẩm định trong các giai đoạn của quá trình vay vốn, hạn chế thấp nhất những rủi ro xảy ra.

Với mục tiêu và định hướng cụ thể trong công tác thẩm định tài chính DAĐT như trên tại Chi nhánh, ta thấy rằng Chi nhánh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thẩm định trong cho vay theo dự án, và nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Quảng Bình. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)