ruộng
a. Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm ở ngoài đồng được bố trí theo thể thức khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu
nhiên, với 2 nhân tố gồm 5 mức phân đạm (0%, 25%, 50%, 75%, 100% lượng phân
đạm hóa học trên nền phân bón 100:40:30 kg/ha N:P2O5:K2O), kết hợp với 3 mức
phân vi sinh là chủng 2 dòng vi khuẩn và đối chứng không chủng vi khuẩn, thực hiện 4
lần lập lại. Thí nghiệm gồm 15 nghiệm thức x 4 lần lặp lại = 60 ô, diện tích mỗi ô là
Bảng 4: Sơ đồ ruộng thí nghiệm
Mã số Nghiệm thức Lô I Lô II Lô III Lô IV
1 0 đạm, 0 VK 3 12 13 2 2 0 đạm, AM3 11 3 9 1 3 0 đạm, TV2B7 4 1 5 9 4 25% đạm, 0 VK 15 6 1 14 5 25% đạm, AM3 9 11 2 4 6 25% đạm, TV2B7 7 15 4 7 7 50% đạm, 0 VK 8 7 11 13 8 50% đạm, AM3 2 10 6 15 9 50% đạm, TV2B7 1 8 14 12 10 75% đạm, 0 VK 6 4 15 3 11 75% đạm, AM3 13 9 7 11 12 75% đạm, TV2B7 5 2 10 8 13 100% đạm, 0 VK 14 5 8 10 14 100% đạm, AM3 12 14 3 6 15 100% đạm, TV2B7 10 13 12 5 b. Phương pháp thực hiện:
Chuẩn bị đất: Chọn khu vực có mặt bằng đồng ruộng bằng phẳng, đảm bảo cho
cây lúa nhận đủ ánh sáng và đều, thuận tiện cho việc tưới tiêu nước. Có hệ thống dẫn
nước giữa các ô. Đắp bờ phân ô theo bố trí thí nghiệm, đất được làm sạch cỏ dại, xới,
Hình 2: Đắp bờ phân ô theo bố trí thí nghiệm
Nuôi sinh khối vi khuẩn trong môi trường Burk’s lỏng, mỗi dòng vi khuẩn nuôi
3 lít.
Chuẩn bị giống: lúa giống được ngâm 36 giờ, vớt ra rửa sạch, ủ trong 36 giờ sao
cho hạt nảy mầm, ra rễ khoảng 0,5cm thì chia làm 3 phần:1 phần không chủng vi
khuẩn, 2 phần còn lại mỗi phần chủng vào 1 dòng vi khuẩn.
Chủng vi khuẩn: cho hạt giống vào thau có chứa dịch vi khuẩn mật số
107 CFU/ml ngâm ít nhất 2 giờ.
Cách gieo: sử dụng 2 sợi dây biên có chia nút cách nhau 15cm và 1 sợi dây cấy
có chia các nút cách nhau 15cm để xác định vị trí gieo hạt lúa theo hốc tại các nút dây
đã được chia sẵn, mỗi hốc gieo 3-5 hạt lúa. Lượng giống gieo đạt khoảng 80kg/ha. Chăm sóc: Các loại phân như lân và kali bón bình thường (bón lót toàn bộ phân lân và ½ lượng kali trước khi cấy, ½ lượng kali còn lại bón đón đòng cùng với lần bón phân đạm cuối cùng). Phân đạm được chia ra 3 lần bón với lượng phân được tính toán
cho từng ô thí nghiệm (Bảng 5) và chia ra lần 1 bón ¼ lượng phân sau khi bỏ hốc 10
ngày, lần 2 bón ½ lượng phân sau khi cấy 20 ngày, lần 3 bón ¼ lượng phân bón cùng
Bảng 5: Lượng phân urea bón cho từng nghiệm thức ở 3 đợt bón
Thời kì sử dụng phân 0% N 25% N 50% N 75% N 100% N
Đợt 1 (10 ngày sau cấy) 0 g 27,18 g 54,35 g 81,52 g 108,69 g
Đợt 2 (20 ngày sau cấy) 0 g 54,35 g 108,70 g 163,04 g 217,39 g
Đợt 3 (40 ngày sau cấy) 0 g 27,18 g 54,35 g 81,52 g 108,68 g
c. Các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm
Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến lá cao nhất của cây ở các nghiệm thức lúc
thu hoạch. Mỗi ô chọn ngẫu nhiên 10 cây, đo và ghi nhận số liệu (Hình 3).
Hình 3: Đo chiều cao cây lúa
Chiều dài bông: chọn ngẫu nhiên 10 bông/ô khi thu hoạch, đo từ cổ bông đến
chóp đuôi hạt cuối cùng.
Số bông/m2: đếm số bông của 5 bụi lúa rồi nhân với mật độ 33 bụi/m2.
Hạt chắc/ bông, tỷ lệ lép và khối lượng 1.000 hạt: đếm số hạt chắc và lép của
10 bông ngẫu nhiên trong 5 bụi thu hoạch để tính tỷ lệ lép, khối lượng 1.000 hạt và số
hạt chắc/bông sau khi chia trung bình cho số bông của 5 bụi.
Khối lượng rơm khô: cắt sát gốc 5 bụi lúa, sau khi tuốt hết hạt, sấy hoặc phơi khô đến khi khối lượng không thay đổi rồi tính trung bình/1 bụi.
Năng suất thực tế (tấn/ha): gặt 5m2 (Hình 4), phơi khô, làm sạch hạt lép, cân và
tính ra đơn vị tấn/ha.
Hình 4: Gặt 5 m2 lúa theo khung 2 x 2,5 m
Định lượng đạm trong đất sau thu hoạch bằng phương pháp Indophenol blue
(Page et al., 1982)
Phương pháp Indophenol blue cho phép xác định hàm lượng NH4+ từ 0,2 đến
12,5 ppm nhờ phản ứng giữa NH3 với phenol và Natri Hypoclorite với sự xúc tác của
nitroprusside tạo thành hợp chất Indolphenol có màu xanh ở điều kiện pH kiềm, hàm
lượng NH4+ càng cao thì màu xanh càng đậm.
Sau khi thu hoạch lấy ở mỗi ô 1g đất hòa tan trong 5ml nước cất. Mỗi nghiệm
thức có 4 ô tương ứng với 4 lần lặp lại. Hút lấy 2ml mẫu đất đã hòa tan cho vào
Các bước tiến hành định hàm lượng đạm:
Bước 1: Xây dựng đường chuẩn NH4 +
Chuẩn bị 6 ống nghiệm, đánh số thứ tự từ 0 đến 5, lần lượt thêm vào mỗi ống
các thành phần như Bảng 6. Các ống nghiệm số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có hàm lượng NH4
+
là
0, 1, 2, 3, 4, 5 mg/l. Tiến hành vortex các ống nghiệm và để ở nhiệt phòng 15 - 30 phút
để phản ứng tạo màu xảy ra theo nguyên tắc nồng độ NH4+ càng cao thì màu xanh
càng đậm dần.
Bảng 6: Thành phần của dãy đường chuẩn NH4+
Bước 2: Chuẩn bị mẫu đo: Cho lần lượt các hóa chất với lượng như ống số 1 của đường chuẩn, nhưng thay đạm chuẩn bằng mẫu. Tiến hành vortex các ống nghiệm và
để ở nhiệt phòng khoảng 15 – 30 phút cho phản ứng tạo màu xảy ra.
Bước 3: Đo NH4+:
- Bật máy quang phổ khoảng 5 phút trước khi đo, hàm lượng NH4+ được xác định bằng cách đo cường độ hấp thu màu (OD) ở bước sóng 636 nm.
- Đo giá trị OD ở 6 ống nghiệm đã biết hàm lượng NH4+ trước, sau đó mới tiến hành đo OD các mẫu đã chuẩn bị.
- Sử dụng giá trị OD của ống số 0 (không có NH4+, không có màu xanh) làm mẫu blank đưa giá trị OD về 0, và tiến hành đo giá trị OD của 5 ống còn lại. Năm ống
nghiệm 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt có hàm lượng NH4+là 1, 2, 3, 4, 5 mg/l có màu xanh đậm
dần sẽ tương ứng với 5 giá trị OD tăng dần.
- Từ giá trị OD tương ứng với hàm lượng đạm đã biết, dùng chương trình vẽ đồ
thị trong Excel 2003 xác định phương trình đường chuẩn của NH4+ (Bảng 7). Trình tự Ống nghiệm Thành phần 0 1 2 3 4 5 1 H2O (ml) 5 4 3 2 1 0 2 EDTA (ml) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 NH4 chuẩn (ml) 0 1 2 3 4 5 4 Nitroprusside (ml) 1 1 1 1 1 1 5 Sodium Hypochloride (ml) 2 2 2 2 2 2 Hàm lượng NH4 + /1 ống (mg/l) 0 1 2 3 4 5
Bảng 7: Mô tả giá trị đường chuẩn NH4 + Hàm lượng NH4 + (x mg/l) 1 2 3 4 5 OD (y) y1 y2 y3 y4 Y5
Phương trình đường chuẩn NH4 +
: y = a*x + b
Dựa vào phương trình đường chuẩn và giá trị OD của mẫu tính hàm lượng NH4+
các dòng vi khuẩn tạo ra: x = (y – b)/a với giá trị R2 được chấp nhận khi R2>0,98.