Kết quả phân tích thống kê (Hình 4.3) cho thấy (NT3) và (NT2) có năng suất đạt cao nhất 2,58 kg/m2 và 2,43 kg/m2 khác biệt so với (NT1). Tuy nhiên giữa (NT3) và (NT2) thì năng suất tương đương nhau. Có nghĩa việc giảm 75% lượng phân vô cơ kết hợp giảm 25% phân hữu cơ từ bùn cống sinh hoạt năng suất tương đương sử dụng 100% phân vô cơ. Theo Võ Thị Gương (2010) phân hữu cơ theo thời gian có tác dụng đệm dinh dưỡng hữu dụng cần thiết, duy trì tính ổn định cấu trúc đất, giúp đất sử dụng hiệu quả lượng phân bón vô cơ bổ sung vào nên cây hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn góp phần gia tăng năng suất ở (NT2). Kết quả thí nghiệm trên phù hợp với
0 5 10 15 20 25 30 NT1 NT2 NT3 số câ y/m 2 Nghiệm thức a a a
21
nghiên cứu của Thạch Thị Hồng Loan (2012) về ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh lên sự sinh trưởng và năng suất và chất lượng cải xanh (Brassica juncea L. czernjaew) cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân vô cơ để trồng cải xanh cho năng suất cao, đặc biệt là làm tăng năng suất thương phẩm. Đồng thời giúp tiết kiệm được 45,20% lượng phân đạm vô cơ; 36,36% lượng phân lân vô cơ và 82,74% lượng phân kali vô cơ so với các nghiệm thức chỉ sử dụng đơn thuần phân vô cơ.
Hình 4.3 Năng suất rau cải xanh
Ghi chú: Trung bình ±SD, n = 4 NT1: 100% phân bùn cống sinh hoạt.
NT2: 75% phân hữu cơ từ bùn cống sinh hoạt + 25% phân hóa học. NT3: 100% phân hóa học.
Trong một thời điểm,các cột có cùng ký tự theo sau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử LSD