Đặc điểm sinh hóa trong lá quýt Hồng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi và trái chai trên trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 40 - 44)

Bảng 3.2 cho thấy hàm lượng đường trong lá cây quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi và nhịp tưới khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng đường lúc thu hoạch ở các độ tuổi và nhịp tưới nhỏ hơn so với lúc thí nghiệm, hàm lượng đường trung bình ở các độ tuổi lúc thí nghiệm là 14,03%, lúc thu hoạch là 11,06%, hàm lượng đường trung bình ở các nhịp tưới lúc thí nghiệm là 14,01%, lúc thu hoạch là 11,05%. Sự tương quan giữa độ tuổi và nhịp tưới khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Vậy nhân tố tuổi cây và nhịp tưới không ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong lá cây quýt Hồng.

Bảng 3.2: Hàm lượng đường trong lá (%) cây quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi cây và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Nghiệm thức Lúc thí nghiệm

(tháng 9 – 2012)

Lúc thu hoạch (tháng 1 – 2013) Tuổi cây(A) 4 - 6 năm 7 - 10 năm 13,94 11,35

14,35 11,06 >10 năm 13,80 10,77 Trung bình 14,03 11.06 Nhịp tưới (B) Đối chứng 13,51 10,53 2 ngày 14,60 12,17 3 ngày 13,38 11,17 4 ngày 14,57 10,34 Trung bình 14,01 11,05 F(A) ns ns F(B) ns ns F(A*B) ns ns CV(%) 12,33 19,25

3.3.2.2 Hàm lượng tinh bột

Kết quả Bảng 3.3 cho thấy hàm lượng tinh bột trong lá quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi và nhịp tưới, và sự tương quan giữa độ tuổi và nhịp tưới khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng tinh bột trung bình ở các độ tuổi lúc thí nghiệm là 3,31%, lúc thu hoạch là 8,13%, ở các nhịp tưới lúc thí nghiệm là 4,40%, lúc thu hoạch là 8,11%, điều này cho thấy hàm lượng tinh bột trong lá quýt Hồng lúc thí nghiệm thấp hơn so với lúc thu hoạch. Vậy nhân tố tuổi cây và nhịp tưới không ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột trong lá quýt Hồng.

Bảng 3.3: Hàm lượng tinh bột trong lá (%) cây quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi cây và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Nghiệm thức Lúc thí nghiệm (tháng 9 – 2012) Lúc thu hoạch (tháng 1 – 2013) Tuổi cây(A) 4 - 6 năm 7 - 10 năm 3,10 8,46

3,53 8,27 >10 năm 3,29 7,67 Trung bình 3,31 8,13 Nhịp tưới (B) Đối chứng 3,58 8,18 2 ngày 2,93 8,31 3 ngày 3,82 8,06 4 ngày 2,86 7,92 Trung bình 4,40 8,11 F(A) ns ns F(B) ns ns F(A*B) ns ns CV(%) 43,58 13,00

3.3.2.3 Hàm lượng đạm

Qua Bảng 3.4 cho thấy hàm lượng đạm trong lá quýt hồng lúc thí nghiệm ở các độ tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, những cây 4 - 6 năm tuổi (2,35%) khác biệt so với những cây 7 - 10 năm tuổi (2,10%) và cây trên 10 năm tuổi (2,6%). Hàm lượng đạm trong lá lúc thu hoạch ở các độ tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, những cây 4 - 6 năm tuổi (2,36%) khác biệt so với những cây 7 - 10 năm tuổi (2,19%) và cây trên 10 năm tuổi (2,11%). Hàm lượng đạm trong lá quýt Hồng ở các nhịp tưới lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sự tương quan giữa độ tuổi và nhịp tưới khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả trên cho thấy ở những cây quýt Hồng có độ tuổi càng thấp thì hàm lượng đạm trong lá càng cao, các nhịp tưới không ảnh hưởng đến hàm lượng đạm trong lá.

Bảng 3.4: Hàm lượng đạm (%) trong lá cây quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi cây và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Nghiệm thức Lúc thí nghiệm

(tháng 9 – 2012)

Lúc thu hoạch (tháng 1- 2013)

Tuổi cây(A) 4 - 6 năm 2,35

a 2,36a 7 - 10 năm 2,10b 2,19ab >10 năm 2,06b 2,11b Trung bình Nhịp tưới (B) Đối chứng 2,12 2,15 2 ngày 2,13 2,28 3 ngày 2,16 2,12 4 ngày 2,11 2,19 Trung bình 2,13 2,19 F(A) ** * F(B) ns ns F(A*B) ns ns CV(%) 7,07 11,21

3.3.2.4 Hàm lượng carbon

Bảng 3.5 cho thấy hàm lượng carbon trong lá quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hàm lượng carbon trong lá lúc thí nghiệm ở cây 4 - 6 năm tuổi (58,80%) cao hơn cây 7 - 10 năm tuổi (57,67%) và trên 10 năm tuổi (57,08%), hàm lượng carbon trong lá lúc thu hoạch ở các độ tuổi dao động từ 57,26% - 58,9%. Ở các nhịp tưới hàm lượng carbon trong lá lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Sự tương quan giữa độ tuổi và nhịp tưới khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Như vậy hàm lượng carbon trong lá quýt Hồng bị ảnh hưởng bởi tuổi cây mà không bị ảnh hưởng bởi nhịp tưới. Cây có độ tuổi càng cao thì hàm lượng carbon trong lá càng thấp.

Bảng 3.5: Hàm lượng carbon (%) trong lá cây quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi cây và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; **: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Nghiệm thức Lúc thí nghiệm

(tháng 9 – 2012)

Lúc thu hoạch (tháng 1 – 2013) Tuổi cây(A) 4 - 6 năm 7 - 10 năm 58,80a 58,90a

57,67ab 57,63b >10 năm 57,08b 57,26b Trung bình Nhịp tưới (B) Đối chứng 57,86 58,25 2 ngày 56,76 57,43 3 ngày 57,87 57,45 4 ngày 57,88 57,68 Trung bình 57,59 57,70 F(A) ** ** F(B) ns ns F(A*B) ns ns CV(%) 2,45 2,00

3.3.2.5 Tỉ số C/N

Bảng 3.6 cho thấy tỉ số C/N của lá quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi và nhịp tưới khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Sự tương quan giữa tuổi cây và nhịp tưới cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Kết quả trên cho thấy tỉ số C/N của lá quýt Hồng không bị ảnh hưởng bởi độ tuổi và nhịp tưới.

Bảng 3.6: Tỉ số C/N (%) của lá cây quýt Hồng lúc thí nghiệm và lúc thu hoạch ở các độ tuổi cây và nhịp tưới tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi và trái chai trên trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 40 - 44)