Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi và trái chai trên trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 33)

2.2.3.1 Chỉ tiêu phân tích trái

Độ Brix thịt trái

Đo trực tiếp độ Brix bằng khúc xạ kế. Sau đó quy đổi ra tổng chất rắn hòa tan (TSS). Chọn 3 trái ngẫu nhiên, mỗi trái lấy 3 múi, cho cả 3 múi vào kẹp, ép lấy nước sau đó nhỏ trực tiếp lên khúc xạ kế để đo độ Brix (%).

Hàm lượng nước thịt trái

Cân khối lượng đĩa Petri (P1).

Cân mẫu thịt trái (W) vào đĩa petri đã cân, cho vào máy sấy ở 60o

C trong 4 - 5 giờ.

Cân khối lượng (P2).

Sấy tiếp 30 phút ở 60oC. Cân khối lượng (P2’). Nếu P2 – P2’ <= 0,03gam, ta có khối lượng P2’ của đĩa và mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn.

Hàm lượng nước (%) = ( 2 1) 100 × − ′ − W P P W

Cân khoảng 5 g mẫu cho vào cối sứ cùng với 20 ml HCl 1% tiến hành nghiền nát mẫu, sau đó lên thể tích 100 ml với acid oxalic 1%, lắc kỹ và để yên dung dịch mẫu trong 10 phút. Kế đó lọc và lấy 10ml dịch lọc đem chuẩn độ với dung dịch 2,6-diclorophenol indophenol 0,001N cho đến khi thấy xuất hiện màu phớt hồng bền sau 1 phút thì ngưng quá trình chuẩn độ, đọc thể tích dung dịch 2,6-diclorophenol indophenol 0,001N đã sử dụng. Phân tích lặp lại ba lần. Mẫu đối chứng lấy 2 ml acid HCl 1% và 8 ml acid oxalic 1% đem chuẩn độ giống như trên.

Công thức 100 088 , 0 ) ( ) 100 / ( 2 1× × × − = m V V b a g mg X Trong đó:

a: số ml trung bình khi chuẩn mẩu vật

b: số ml trung bình khi chuẩn mẫu đối chứng V1: thể tích dung dịch chiết ban đầu (100 ml) V2: thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn độ (10 ml) m: trọng lượng mẫu cân lúc đầu (g)

0,088: số mg acid ascorbic tương đương với 1ml dung dịch chuẩn độ 2,6 - diclorophenol indophenol

Tổng acid chuẩn độ trong thịt trái - TA (g/l)

Cân 2 g mẫu đem nghiền nhỏ với nước cất đủ 50 ml và sau đó rút 2 ml dung dịch mẫu để yên trong 10 phút. Tiếp sau đó, lấy 1 ml nước trong của mẫu và 9 ml nước cất đem định lượng. Cho vào 3 giọt phenoltalein, lắc đều, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01N cho đến khi có màu hồng nhạt bền vững. Phân tích lặp lại 3 lần. Mẫu đối chứng là 10 ml nước cất.

Công thức ( ) ( ) [ n ] m f V V W W K V V TA × + × × × − = / 100 01 . 0 0 Trong đó :

Vf : thể tích NaOH chuẩn độ của mẫu trái (ml) Vo : thể tích NaOH chuẩn độ mẫu Blank (ml) 0,01: số mol NaOH (N)

Vn: thể tích nước cất (ml) Vm: thể tích mẫu thử (ml)

Tổng số chất rắn hòa tan (TSS)

Cho 5 gam mẫu đã được nghiền nhỏ vào 50 ml nước cất trong thời gian 1 giờ lắc đều và cho qua giấy lọc. Đo độ Brix bằng khúc xạ kế.

Công thức

TSS (%) = oBrix x (1 + V/W) Trong đó: V: Thể tích nước hòa tan (ml)

W: Khối lượng mẫu (gam)

2.2.3.2 Chỉ tiêu phân tích lá

Thời điểm thu mẫu lá trước và sau khi thu hoạch.

Tiến hành thu mẫu tại vị trí cành mang trái, cho mẫu đã thu vào túi nilon cột lại. Ghi ngày lấy mẫu, vị trí lấy mẫu sau đó chuyển về phòng thí nghiệm.

Rửa sạch lá (điều kiện rủa trong phòng thi nghiệm) sau đó sấy khô ở nhiệt độ khong quá 70o

C.

Dùng máy nghiền nhuyễn lá đã sấy cho vào túi giấy ghi nhãn.

Phân tích lá với các chỉ tiêu: đạm tổng số và các chỉ tiêu sinh hóa (đường, tinh bột, cacbon tổng số).

Phương pháp phân tích tro hóa ướt mẫu thực vật để xác định đạm tổng số trong lá.

Phương pháp tiến hành: Cân 0.3 gam mẫu thực vật khô đã được nghiền thật mịn cho vào trong bình tam giác 100 ml chịu nhiệt. Thêm 3,3 ml hỗn hợp acid dung để oxi hóa mạnh mẫu, lắc nhẹ cho thấm ướt đều mẫu, dung phễu thủy tinh đậy miệng bình tam giác lại (có thể để qua đêm).

Đốt nóng trên bếp điện ở nhiệt độ 180oC trong khoảng một giờ, để nguội mẫu sau đó thêm 5 giọt H2O2 30% và tiếp tục đun nóng 5 - 10 phút cho đến khi xuất hiện khói trắng. Lặp lại tiến trình này cho đến khi mẫu trắng hoàn toàn.

Lấy bình tam giác ra khỏi bếp và để nguội lại bằng nhiệt độ trong phòng. Thêm vào bình khoảng 10 ml nước cất, lắc nhẹ cho hòa tan mẫu, chuyển mẫu vào bình định mức 50 ml, dùng nước cất lên thể tích đến vạch bình định mức, đậy nắp và trộn đều, có thể lọc mẫu qua giấy lọc, dung dịch lọc được dùng để phân tích N tổng số.

Đạm tổng số

Đạm tổng số được phân tích bằng phương pháp Kjeldahl. Chuẩn bị:

mức 1.000 ml. Thêm vào từ từ 45 ml acid sulfuric đậm dặc (96%) để nguội thêm nước cất đến vạch.

Phương pháp tiến hành: Chưng cất mẫu chuẩn

Lấy 5 ml H3BO3 với 3 giọt thuốc thử cho vào trong bình tam giác, gắn bình tam giác vào dàn chưng cất đạm.

Dùng pipette lấy 5 ml dịch chuẩn (NH3) 0,01 mol/l cho vào trong bình kjeldahl, tiến hành chưng cất đạm, thêm 3 ml (NaỌH 12,5 mol/l) + nước cất đến khi thể tích đạt 10 ml. Mở khóa cho hơi nước nóng vào bình kjeldahl, tiến hành chưng cất đạm.

Hứng NH4OH vào bình tam giác đến khi đạt thể tích khoảng 50 ml. Lấy bình tam giác ra khỏi giàn chưng cất đạm, dung H2SO4 0,1 mol chuẩn độ đến khi xuất hiện màu hồng phấn (đỏ nhạt). Thực hiện giống như trên với mẫu thử không có đạm (Blank) và mẫu lá đã vô cơ hóa.

Tính toán kết quả: N(%) = ( ) W H N V V1− 2 × ×0,014×100× Trong đó:

V1: Thể tích (ml) của H2SO4 hoặc KH(IO3)2 chuẩn độ trong mẫu thật. V0: Thể tích (ml) của KH(IO3)2 chuẩn độ trong mẫu không.

N: Nồng độ H2SO4 hoặc KH(IO3)2. 0,014: Ly đương lượng của N.

H: Hệ số hòa loãng là tỉ lệ của thể tích mẫu sau khi vô cơ hóa (50 ml) và thể tích mẫu hút ra để chưng cất (5ml), (H = 10).

Hàm lượng đường tổng số trong lá

Đường tổng số được trích và đo theo phương pháp phenol-sunfuric. Phương pháp được tiến hành như sau:

Lấy 2 - 3 gam mẫu lá sấy khô cho vào 10 ml methanol 90% đun cách thủy nhiệt độ 70 – 90o

C để trích đường, sau đó trích với methanol 80% thực hiện hai lần. Lọc qua giấy lọc lấy dịch trích, cho bay hơi đến cạn khô. Pha loãng với nước cất 50 ml để thực hiện phản ứng màu với phenol 5% và acid sunfuric đạm đặc. Tỉ lệ đường, phenol 5%, acid sunfuric đậm đặc là 1:1:5. Xác định độ hấp phụ ở bước song 490 nm bằng quang phổ kế Shimazu UV-1201 V. Hàm lượng đường trong mẫu được tính dựa vào đường chuẩn glucose ở các nồng độ 1 - 2 - 3 - 4 - 5 ppm.

Ở mẫu đối chứng 2,5 ml dịch ly trích được thay thế bằng 2,5 ml nước cất. Dựa vào đường chuẩn glucose để tính ra hàm lượng đường tổng số có

Trong đó:

a: Đường của mẫu đo được (mg) b: Đường của mẫu Blank (mg)

V1: Thể tích dịch ly trích của đường (50 ml) v: Thể tích dịch pha loãng đem đo (2,5 ml)

hspl: Hệ số pha loãng (2,5 ml dịch ly trích/50 ml nước cất) (20 lần) W: Khối lượng mẫu phân tích (gam)

1000: Đổi mg ra gam

Hàm lượng tinh bột trong lá

Phương pháp tiến hành:

Mẫu sau khi ly trích đường sấy khô ở 60 – 70oC trong 30 phút. Sau đó đun cách thủy với nước cất (5 ml) trong 15 phút, để nguội. Thêm 2 ml acid perchlorhydric (HCl2O4) 9,2 N, khuấy đều trong 15 phút. Thêm nước cất vừa đủ 10 ml, ly tâm trong 3 phút ở vận tốc 4000 vòng/phút. Phần rắn sau khi ly tâm được cho them 2 ml acid perchlorhydric 4.6 N khuấy trong 15 phút, sau đó pha loãng thành 10 ml và ly tâm như trên. Lấy phần loãng và gộp chung với phần loãng ở lần ly tâm thứ nhất lầm đầy thể tích dung dịch đến 50 ml bằng nước cất. Phân tích tinh bột trong dịch tinh bột trích ly.

Cho 5 ml tinh bột ly trích vào bình định mức 50 ml và làm đầy thể tích bình bằng nước cất. Lấy ra 5 ml dung dịch trên cho vào ống thủy tinh chịu nhiệt. Đặt vào trong chậu nước đá, ở mỗi ống cho vào từ từ 10 ml hóa chất anthrone. Cho vào nồi chưng cách thủy đúng 7,5 phút. Sau đó ngay lập tức làm nguội mát bằng cách cho vào chậu nước đá. Khi đã nguội, đem đo ở bước sóng hấp thu 630 nm Abs (absorbance).

Kết quả được tính theo công thức sau: Tinh bột (%) = ( ) 0,9 1000 100 1 × × × × × × − v W hspl V b a Trong đó:

a: Tinh bột của mẫu đo được (mg) b: Tinh bột của mẫu đối chứng (mg)

V1: Thể tích dịch ly trích của tinh bột (50 ml) v: Thể tích dịch pha loãng đem đo (5 ml)

hspl: Hệ số pha loãng (5 ml dịch ly trích/50 ml nước cất) (10 lần) W: Khối lượng mẫu phân tích (gam)

1000: Đổi gam ra mg

thay đổi khối lượng). Phần trăm chất hữu cơ được tính dựa vào sự sai biệt khối lượng trước và sau khi nung.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nhịp tưới và tuổi cây đến hiện tượng khô đầu múi và trái chai trên trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 33)