Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập bằng đồng Việt Nam (“VND”), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam. Các nguyên tắc này bao gồm các quy định tại các Chuẩn mực Kế toánViệt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các
quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam. Do đó, bảng cân đối kế toán và các báo cáo liên quan về kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ và việc sử dụng chúng không được lập cho những người không được thông tin về các thủ tục, nguyên tắc và phương pháp kế toán của Việt Nam, và hơn nữa, không nhằm mục đích phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ, phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp kế toán được thừa nhận chung ở các nước và thể chế khác ngoài Việt Nam.
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp áp dụng được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN).
Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02-DN). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN). Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN).
Kỳ lập báo cáo kế toán của doanh nghiệp theo quý và theo năm. Báo cáo kế toán hằng quý do kế toán tổng hợp lập , gửi lên kế toán trưởng và ban giám đốc duyệt. Báo cáo tài chính hằng năm tính theo kỳ kế toán là báo cáo quan trọng, đánh giá tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, doanh nghiệp giao cho kế toán trưởng lập, gửi lên ban giám đốc và các cơ quan thuế vụ.
Ngoài các báo cáo thuộc báo cáo tài chính, phòng kế toán phụ trách lập 1 số báo cáo quản trị cho doanh nghiệp như : Báo cáo quản trị về công nợ, báo cáo quản trị về tài chính,……..
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ