MỒNG CHÍN THÁNG NĂM

Một phần của tài liệu tiểu thuyết tặng một vầng trăng (Trang 90 - 96)

-Lão Xá

Trương Bính gầy guộc như que củi, gần như tối nào cũng đến uống trà. Trên mặt ông dường như không có thứ gì, chỉ có một đôi mắt trũng sâu mà rất đen, tỏ ra không phải bởi ông gầy yếu, mà hoàn toàn không có tinh lực. Sau khi uống bát nước trà thứ ba, đôi mắt đen bắt đầu sáng quắc, cặp môi bắt đầu run run, như trẻ con sắp khóc. Ông chuẩn bị phát biểu.

Ông nói năng liên thiên, không có hệ thống, gặp gì nói nấy, cho thêm vài lời nhận xét. Nhưng dù nói việc gì, lời nhận xét của ông thường kết thúc ở câu: “Người Trung Quốc vô vọng, chuyện tôi vừa nói lại là một chứng cứ cụ thể”. Nói xong, ông tự rót một bát nước trà, uống một hơi cạn, nhắm mắt vào, không nói nữa, tỏ ra: “Khỏi cần bàn cãi, người Trung Quốc không có hy vọng. Mặc dù nói thế nào đi nữa”.

Tối nay, đèn điện mờ quá thể, không đọc nổi sách. Trương Bính đến, trông vào nhà, nhìn lên đèn điện, gật gật đầu, ngồi xuống, dường như đang nói thầm:”Người Trung Quốc không có hy vọng, trông cái đèn này, hãng đèn điện…”

Uống xong bát nước trà thứ ba, tôi cười hỏi:

-Có tin gì không Trương Bính?

Thật bất ngờ, ông tươi cười-xưa nay ông chưa bao giờ cười một cách dễ dãi-nói:

-Đánh nhau rồi!

Tôi hỏi:

-Ai? Ông àh?

-Tôi? Ông nhìn bát nước trà, không nói nữa. Chờ đủ năm phút, ông tự động lên tiếng:

-Giả thử anh trông thấy một chàng trai to khoẻ, lợi dụng sức lực hơn hẳn của minh bắt nạt một đứa trẻ bảy tám tuổi, anh sẽ làm gì?

-Theo tôi, bước đầu tiên là bước đến khuyên giải.

-Nếu thấy hắn đánh thằng bé, anh liền nghĩ đến: mình đến khuyên, đương nhiên hắn thôi đánh, mà lủng bủng chửi mấy câu bỏ đi, thì thằng bé bị đánh một trận oan! Anh thử nghĩ, bước đến khuyên giải có ý nghĩa không?

Cặp mắt ông sáng quắc nhìn vào mắt tôi.

-Đương nhiên tôi sẽ nói cho hắn một trận để hắn biết không nên bắt nạt trẻ con, bắt nạt trẻ con là mất thể diện.

-Phải, mất thể diện. Nếu hắn hiểu thế nào là thể diện, thì hắn đâu có làm như thế! Hơn nữa, anh định nói với hắn mấy câu về chuyện này, hắn nhất định sẽ hỏi anh: việc quái gì đến anh? Anh là cái gì mà can thiệp vào việc này?

hơn. Đá không biết dùng ngôn ngữ chọi lại anh. Giả thử anh và hắn cãi nhau, đương nhiên sẽ có một đám người đến xem, kết quả anh đi đường anh, hắn đi đường của hắn, nhưng hắn đánh oan em bé, mà không hề bị trừng phạt, lần sau hắn có dịp vẫn làm như vậy! nhưng hắn đã đánh oan một em bé không chống lại nổi, chắc hẳn hắn sẽ nghĩ hắn được hời.

-Vậy thì ông cho rằng phải lập tức bắt hắn bị trừng phạt, giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha, chứ gì?

Tôi biết ông ghét nhất tiểu thuyết chưởng, đã cố ý trêu chọc. Quả nhiên không ngoài dự đoán của tôi, ông gạt phắt:

-Dẹp cái chuyện “thất hiệp ngũ nghĩa” đi. Tôi đếch cần võ hiệp gì sất, tôi không thể cứ trơ mắt ếch ra nhìn một em bé bị đánh, chuyện ấy khiến linh hồn tôi nổi giận đùng đùng! Càng không thể để cho kẻ đánh người toàn thắng! tôi bước tới, lẳng lặng cho hắn một cái tát.

-Thế còn hắn?

-Hắn ư? Dù sao thì tôi cũng có kế hoạch trước. Nếu tôi không đánh hắn, mà bước đến khuyên, hắn sẽ dương dương tự đắc bỏ đi, xét về mặt thú tính, thì đánh người là việc dễ chịu. Giả thử tôi nói lý với hắn, kết quả cũng vẫn là đánh nhau, nhưng tôi chắc gì đã thắng hắn, bởi vì hắn ra tay trước, không cho tôi cơ hội kịp trở tay.

-Nhưng, tôi hỏi-Ông đánh hắn, nhất định hắn đánh trả, ông đâu phải là đối thủ của hắn?

Ông rất quan tâm đến điều này, bởi vì Trương Bính là con người gầy yếu thế kia.

-Đương nhiên tôi cũng đã nghĩ đến. Tôi đánh hắn, nhất định hắn sẽ đánh tôi, tôi chắc chắn bị thua. Nhưng có một điều, loại người này, biết lợi dụng cơ bắp doạ nạt người, khi da thịt mình bị ăn đòn, hắn sẽ lập tức giơ tay ra che đỡ, hắn chỉ cảm thấy đau, mà quên động tác. Đến lúc hắn nhìn rõ anh, hắn vẫn không dám động tay, bởi vì xưa nay hắn lợi dụng sự hơn hẳn về cơ bắp để bắt nạt người, cho đến khi bản thân bị đánh, chắc chắn hắn sẽ nghĩ con người đánh hắn nhất định, có một số nguyên nhân: bởi vì hắn đánh người, hắn biết rõ phần thắng trong tay. Cho dù đánh trả lại thật, tôi bị đánh đau thì tôi cũng không hoàn toàn giống như một thằng ngốc, tôi sẽ tìm cảnh sát. Ít nhất thì tôi cùng với hắn đi đến chỗ cảnh sát, làm mất thời gian trong ngày của hắn (chưa kể đến việc hắn nhất định phải bị trừng phạt gì đó), để hắn cũng biết rằng đánh người ít nhất cũng phải vào đồn công an.

Ông không nói nữa, tôi nhận ra trong lòng ông đang khó chịu- khó chịu, ông đã đánh người ta một cái, khỏi cần nhắc đến lý do của ông có đầy đủ hay không. Tôi định trêu ông cười, nên đã nói:

-Hắn đánh người, người cũng đánh hắn, đối với hạng người này chính là biện pháp thoả đáng. Loài người vô vọng, ông thường hay nói thế mà.

Ông không cười, chỉ khe khẽ lắc đầu nói:

-Đây là chuyện sáng sớm hôm nay. Lúc bốn giờ chiều nay, tôi gặp lại hắn.

Tôi rất không an tâm, liền hỏi:

-Hắn lại ra tay hả?

-Hắn đánh tôi một trận, cũng chẳng sao đâu! Có điều, có điều, tôi nên nói thế nào nhỉ? Tôi đau lòng là chuyện chiều nay khi tôi gặp hắn, hắn đang dắt hai đứa trẻ con nước ngoài trạc mười tuổi, rõ ràng hắn đi ở cho một gia đình nước ngoài. Hắn dắt hai đứa trẻ con nước ngoài, đuổi kịp tôi, khe khẽ xui hai đứa: “đá đi, đá ông ta đi!”. Sau đó hắn bảo tôi:”Ông, ông dám đánh ta ư? Người Tây cũng không đánh ta mà! (Xin chú ý, ở chỗ này hắn đã rất khéo léo bỏ đi một chữ “dám”). Sau đó lại thúc hai thằng bé:

-Đá đi, đá ông ta đi! Xem ông ta có dám gây rắc rối với người Tây hay không? –Dừng lại một lát, ông đột nhiên hỏi tôi.-Hôm nay là ngày gì?

-Ngày mồng chín tháng năm.

Không hiểu sao nước mắt tôi lại chảy ra.

-Ồ! Trương Bính đứng lên bảo –Thảo nào trên phố có cơ man nào là biểu ngữ: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”.

Hình như ông quên câu nói:” Người Trung Quốc không có hy vọng”, cũng bỏ cả bát nước trà không uống, đi luôn.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết tặng một vầng trăng (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)