TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 42)

THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.1.1 Mạng lƣới hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Đến thời điểm cuối năm 2014 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 20 chi nhánh NHTM gồm có: 5 chi nhánh NHTM Nhà nước, 15 chi nhánh NHTMCP Cổ phần, trong đó, có chi nhánh Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM, mới được thành lập và hoạt động từ ngày 06/10/2014 nên không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài (chi tiết Phụ lục 1: Thống kê số lượng các chi nhánh NHTM trên địa bàn thời điểm cuối năm 2014)

Với số lượng chi nhánh càng tăng, cùng với sự cạnh tranh vốn có của cơ chế thị trường đã tạo cho khách hàng gửi tiền tiền, cũng như khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong quan hệ giao dịch, tiếp cận được nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, do vi mô hoạt động, năng lực quản lý, thương hiệu… giữa một số ngân hàng chưa “cân sức” nên trong quá trình hoạt động dễ phát sinh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến hệ thống mạng lưới ngân hàng trên địa bàn.

28

2.1.2 Tình hình huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn

2.1.2.1 Về tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Đvt: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU NĂM TĂNG TRƢỞNG BÌNH QUÂN 2010-2014 (%) 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổ chức kinh tế 2.576 3.031 3.210 5.137 5.981 23,44 2. Dân cư 6.657 8.064 10.513 10.732 12.478 17,01 3. ho bạc 182 83 189 187 125 -9,00 Tổng cộng 9.415 11.178 13.912 16.056 18.584 18,53

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Trong 5 năm qua, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nên chất lượng phục vụ khách hàng gửi tiền ngày càng được nâng cao, ch ch sách khách hàng tốt và sản phẩm huy động vốn ngày càng phong phú, đa dạng như tiền gửi có kỳ hạn được phân thành nhiều kỳ hạn gửi, tiền gửi không kỳ hạn, gửi góp phân theo nhiều định kỳ gửi, rút vốn linh hoạt…phù hợp với mục đ ch, lượng tiền và thời gian nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng trên địa bàn. Bên cạnh đó, do điều kiện sản xuất kinh doanh trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh không cao, thậm ch thua lỗ mất vốn nên tỷ suất lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được mục tiêu của khách hàng.

29

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Nguồn vốn huy động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn liên tục tăng cao, với mức tăng bình quân là 18,53%, đáp ứng 138,25% nhu cầu vốn vay trên địa bàn, cuối năm 2014 đạt 18.584 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 2.528 tỷ đồng (+15,75%) và so với năm 2010 tăng 9.169 tỷ đồng (+97,39%), trong đó:

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng cao nhất

trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn, với mức tăng bình quân 23,44%, cuối năm 2014 đạt 5.981 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 844 tỷ đồng (+16,43%) và so với năm 2010 tăng 3.405 tỷ đồng (+132,21%). Theo biến động về số dư huy động cho thấy trong năm 2013, 2014 do tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, một số ngành nghề trên địa bàn chưa mở rộng được nên các tổ chức kinh tế tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng vốn và chọn kênh gửi tiền vào ngân hàng để giảm bớt chi ph sử dụng vốn, chờ cơ hội đầu tư khi nền kinh tế phục hồi, có t n hiệu phát triển tốt.

- Tiền gửi của dân cư: tiếp theo sau nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế

thì nguồn vốn huy động của dân cư tăng trưởng khá cao, với mức tăng bình quân 17,01%, cuối năm 2014 đạt 12.981 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 1.746 tỷ đồng

2010 2011 2012 2013 2014 2.576 3.031 3.210 5.137 5.981 6.657 8.064 10.513 10.732 12.478 182 83 189 187 125 Đvt: Tỷ đồng Năm ho bạc Dân cư Tổ chức kinh tế

30

(+16,27%) và so với năm 2010 tăng 5.821 tỷ đồng (+87,44%). Đặc biệt trong năm 2014 do tình hình ở một số kênh đầu tư khác chưa có dấu hiệu t ch cực, khó tìm kiếm lợi nhuận nên t nh hấp dẫn cao như thị trưởng đầu tư bất động sản “đóng băng” t nh thanh khoản thấp; kênh đầu tư vàng không có biến động lớn; đầu tư chứng khoán, ngoại tệ do hiểu biết người dân còn hạn chế, ngại rủi ro nên không dám đầu tư. Do đó kênh gửi tiền vào ngân hàng được xem là kênh ổn định và an toàn nhất trong thời điểm này, mặc dù lãi suất tiền gửi có giảm so với những năm trước đó. Bên cạnh đó thì chất lượng phục vụ, các tiện ch và ch nh sách khách hàng của ngân hàng ngày càng phát huy hiệu quả, tạo được lòng tin thu hút tiền gửi từ dân cư.

- Tiền gửi của kho bạc: Ngược lại với tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư

thì tiền gửi của kho bạc có mức tăng trưởng bình quân âm 9%, cuối năm 2014 đạt 125 tỷ đồng, so với năm 2013 giảm 62 tỷ đồng (-33,16%) và so với năm 2010 giảm 57 tỷ đồng (-31,41%). Đây là nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước tạm thời chưa sử dụng gửi vào hệ thống các NHTM (ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long chủ yếu gửi tại NHNo&PTNT), do ảnh hưởng việc thực hiện ch nh sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước nên nguồn vốn phân bổ từ ngân sách nhà nước cho đầu tư công giảm đi nên nguồn vốn huy động từ kho bạc giảm theo là điều tất yếu.

2.1.2.2 Về cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn huy động vốn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Đvt: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổ chức kinh tế 27,36 27,11 23,07 31,99 32,18 2. Dân cư 70,71 72,14 75,57 66,84 67,15 3. ho bạc 1,93 0,75 1,36 1,16 0,67 Tổng cộng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và dao động ở mức từ 67,15% - 70,71%, đây là nguồn vốn có t nh ổn định cao và có vai trò rất quan trọng chiến lược kinh doanh của hệ thống NHTM. Tuy

31

nhiên, trong 2 năm 2013, 2014 tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cư sụt giảm so với 3 năm trước đó, lần lượt còn 66,84% và 67,15%. Nguyên nhân là do lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh làm cho tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nguồn này tăng cao hơn nguồn vốn huy động từ dân cư.

Bù đắp vào sự sụt giảm tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao, dao động ở mức từ 23,07% - 32,18%, đạt ở mức cao là trong 2 năm 2013 và 2014 lần lượt đạt mức 31,99% và 32,18% nên đã giúp cho nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn liên tục tăng trong suốt giai đoạn từ năm 2010 – 2014, Riêng nguồn huy động từ kho bạc do chiếm tỷ trọng thấp từ 0,67% - 1,93% nên biến động không ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn huy động.

Hình 2.3: Cơ cấu vốn huy động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Tóm lại, qua phân t ch trên, cho thấy nguồn vốn huy động tại chỗ của các chi nhánh NHTM trên địa bàn giai đoạn năm 2010 – 2014 đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đáp ứng được nhu cầu vốn cho các tổ chức, cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh theo đúng chức năng của trung gian tài ch nh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

27,36 27,11 23,07 31,99 32,18 70,71 72,14 75,57 66,84 67,15 1,93 0,75 1,36 1,16 0,67 2010 2011 2012 2013 2014 Năm Đvt: (%) Tổ chức kinh tế Dân cư ho bạc

32

2.1.3 Tình hình cho vay và thu nợ của các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn

Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 hệ số thu nợ của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh luôn đạt ở mức cao (trên 95%), với mức tăng trưởng bình quân 0,79 điểm phần trăm, cho thấy các NHTM đang cân đối trong công tác thu nợ và giải ngân cho vay đối với khách hàng.

Bảng 2.3: Tình hình cho cho vay và thu nợ của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Đvt: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU NĂM TĂNG TRƢỞNG BÌNH QUÂN 2010-2014 (%) 2010 2011 2012 2013 2014

1. Doanh số cho vay 21.293 30.907 29.043 23.242 22.718 1,63 2. Doanh số thu nợ 20.233 30.368 29.104 22.116 22.274 2,43

Hệ số thu nợ 95,02 98,26 100,21 95,16 98,05 0,79

33

Hình 2.4: Diễn biến doanh số cho vay và thu nợ của các chi nhánh NHTM trên địa bàn

- Về doanh số cho vay: doanh số cho vay của các chi nhánh NHTM đạt mức tăng trưởng bình quân thấp 1,63%, cuối năm 2014 đạt 22.718 trđ, so với năm 2013 giảm 524 tỷ đồng (-2,26%) và so với năm 2010 tăng 1.425 tỷ đồng (+6,69%). Đặc biệt cuối năm 2013 sụt giảm mạnh so với cuối năm 2012, với mức giảm 5.801 tỷ đồng (- 19,97%). Nguyên nhân là do thực hiện cơ cấu nợ lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng nên việc thu nợ và giải ngân cho vay lại đối với các khách hàng này giảm đi. Mặt khác do điều kiện sản xuất kinh doanh còn khó khăn, chưa phục hồi tốt nên việc tìm khách hàng mới có phương án khả thi, có hiệu quả để cho vay cũng còn hạn chế, dẫn đến doanh số cho vay giảm thấp trong năm 2013, 2014.

- Về doanh số thu nợ: doanh số thu nợ của các chi nhánh NHTM có mức tăng trưởng bình quân thấp đạt 2,43%, cuối năm 2014 đạt 22.274 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 158 tỷ đồng (+0,71%) và so với năm 2010 tăng 2.041 tỷ đồng (+10,09%. Tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cuối năm 2013 sụt giảm mạnh so với cuối năm 2012, với mức giảm 6.988 tỷ đồng (-24,01%). Nguyên nhân là do các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay, thúc đẩy sản xuất kinh doanh nên một số khoản vay được điều chỉnh

2010 2011 2012 2013 2014 21.293 30.907 29.043 23.242 22.718 20.233 30.368 29.104 22.116 22.274 Đvt: tỷ đồng Năm

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

34

kỳ hạn trả nợ hoặc kéo dài thêm thời gian trả nợ, chưa đến hạn thu nợ đối với các khoản vay này, làm cho doanh số thu nợ của các NHTM giảm thấp trong năm 2013, 2014.

2.1.4 Kết quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn

Bảng 2.4: ết quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn

Đvt: tỷ đồng ST T CHỈ TIÊU NĂM TĂNG TRƢỞNG BÌNH QUÂN 2010- 2014 (%) 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng tài sản có bình quân 11.975 15.235 17.187 18.723 19.717 13,28 2. Thu nhập 1.559 2.811 2.774 2.694 2.343 10,72 3. Chi Phí 1.462 2.718 2.613 2.491 2.224 11,05 4. Chênh lệch Thu nhập - Chi phí 96 93 161 204 119 5,52 5. Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản có bình quân (%) 0,80 0,61 0,94 1,09 0,60

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn do tác động xấu của nền kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động cấp t n dụng, bên cạnh áp lực từ tình hình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nợ xấu liên tục gia tăng, hoạt động cho vay của các NHTM còn chịu tác động rất lớn từ việc điều hành ch nh sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát của NHNN Việt Nam. Mặc dù vậy, với sự nổ lực của toàn thể cán bộ ngành ngân hàng, chỉ đạo của NHNN chi nhánh tỉnh và sự hỗ trợ

35

từ ph a ch nh quyền địa phương, nhìn chung đa số các Chi nhánh NHTM trên địa bàn có giữ được mức thu nhập lớn hơn chi ph .

Trong giai đoạn này chênh lệch thu nhập – chi ph của các chi nhánh NHTM có mức tăng trưởng bình quân đạt 5,52%, cuối năm 2014 đạt 119 tỷ đồng, so với năm 2013 giảm 85 tỷ đồng (-41,67%), so với năm 2010 tăng 23 tỷ đồng (-23,96%).

Hình 2.5: Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản có bình quân của các chi nhánh NHTM trên địa bàn

Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản có bình quân cuối năm 2014 đạt 0,60%, so với năm 2013 giảm 0,49 điểm phần trăm, so với năm 2010 giảm 0,2 điểm phần trăm. Qua đó cho thấy, do ảnh hưởng của tình hình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay làm ăn thua lỗ không trả được nợ gốc và lãi vay, nợ xấu tăng cao, các chi nhánh NHTM phải tr ch lập DPRR tăng nên hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM bị tác động giảm theo là điều tất yếu.

0,80 0,61 0,94 1,09 0,60 2010 2011 2012 2013 2014 Đv t: % Năm Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản có bình quân (%)

36

2.2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng

2.2.1.1 Tình hình dƣ nợ cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn (chưa bao gồm nợ bán cho VAMC)

Tại thời điểm cuối năm 2014 dư nợ của các chi nhánh NHTM là 12.810 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 tăng 443 tỷ đồng (+3,59%), so với cuối năm 2010 tăng 2.046 tỷ đồng (+19,01%) và đạt mức tăng trưởng bình quân 4,45%/năm, trong đó:

- Về nợ quá hạn, nợ xấu

+ Nợ quá hạn tại thời điểm cuối năm 2014 chỉ còn 442 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 giảm 676 tỷ đồng (-60,47%), so với cuối năm 2010 giảm 176 tỷ đồng (-28,46%), với mức giảm bình quân 8,04%/năm.

+ Nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2014 chỉ còn 252 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 giảm 154 tỷ đồng (-37,91%), so với cuối năm 2010 giảm 133 tỷ đồng (-34,52%), với mức giảm bình quân 10,04%/năm.

- Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu

+ Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm cuối năm 2014 là 3,45%/tổng dư nợ, so với cuối năm 2013 giảm 5,59 điểm phần trăm và so với cuối năm 2010 giảm 2,29 điểm phần trăm.

+ Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2014 là 1,97 điểm phần trăm, so với cuối năm 2013 giảm 1,31 điểm phần trăm và so với cuối năm 2010 giảm 1,61 điểm phần trăm. Trong đó: trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 nợ có khả năng mất vốn luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm từ 65,09% - 82,36% trong tổng nợ xấu.

37

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn(chưa bao gồm nợ bán cho VAMC)

Đvt: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU NĂM TĂNG TRƢỞNG BÌNH QUÂN GĐ 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 1. Dƣ nợ cho vay 10.763 11.303 11.241 12.366 12.810 4,45% - Nợ nhóm 1 10.145 9.776 9.932 11.248 12.368 5,08% - Nợ nhóm 2 233 419 704 712 190 -4,97% - Nợ nhóm 3 193 513 149 33 21 -42,57% - Nợ nhóm 4 26 315 62 39 24 -1,98% - Nợ nhóm 5 166 280 394 334 207 5,67% 2. Nợ quá hạn (từ nợ nhóm 2 - 5) 618 1.527 1.309 1.118 442 -8,04% 3. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,74 13,51 11,64 9,04 3,45 4. Nợ xấu (3, 4, 5) 385 1.108 605 406 252 -10,04% 5. Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,58 9,80 5,38 3,28 1,97

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ của các chi nhánh NHTM liên tục gia tăng với mức tăng trưởng bình quân 4,45%/năm; nợ quá hạn và nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2011 và bắt đầu giảm từ năm 2012, đến thời điểm cuối năm 2014 nợ quá hạn giảm từ mức 13,51% xuống còn 3,45%, nợ xấu giảm từ mức 9,8% xuống còn 1,97%. Nguyên nhân là do từ năm 2012 một số khoản vay đến kỳ hạn trả nợ nhưng khách hàng gặp khó khăn không trả được

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)