Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Đề tài: Triển khai áp dụng TQM trong tổ chức doc (Trang 25 - 28)

3.2.1 Xác định chính sách và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp

Việc áp dụng TQM không phải là chuyện một sớm một chiều là có thể làm được. Cần có thời gian và thực hiện liên tục, hơn thế nữa, để thực hiện một cách có hiệu quả các DN phải hoạch định những chính sách ngắn hạn và dài hạn cho mình. Do đặc điểm DN Việt Nam phần lớn là các DNNVV nên các DN này thường chỉ quan tâm đến hoạt động sản xuất thực tế với các kế hoạch đặt ra về sản lượng và doanh thu mà không chú trọng đến các chính sách và mục tiêu chất lượng. Họ chú tâm đến những mục tiêu trước mắt mà không định hướng đến giải pháp tồn tại phát triển lâu dài của DN, trong

khi đó, xu hướng kinh tế cạnh tranh toàn cầu đang vô cùng gay gắt, xu thế ấy sẵn sàng đào thải đi mọi DN nếu như bản thân các DN không tìm được cho mình một hướng đi thích hợp, một sự cải tiến đúng đắn để đứng vững và phát triển.

Chính vì vậy, nhóm giải pháp vi mô đầu tiên, các DN phải:

 Xác định được các chính sách quản lý chất lượng: Các chính sách này phải phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và phải được mọi người thông hiểu, đồng tình thực hiện.

 Xây dựng các mục tiêu chất lượng: Căn cứ vào chính sách chất lượng đã đề ra, xây dựng các mục tiêu chất lượng chung cho toàn doanh nghiệp và cụ thể hóa ứng với từng đơn vị trong doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu chất lượng, DN phải xác định được đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh của mình để từ đó có kế hoạch phát huy tốt nhất thế mạnh và khắc phục tới mức thấp nhất những hạn chế của mình.

3.2.2 Tăng cường nhận thức và cam kết cho lãnh đạo doanh nghiệp đối với việc xây dựng mô hình quản lý chất lượng của doanh nghiệp mình

Không ai khác trước hết phải là các nhà lãnh đạo nhận thức đựơc vấn đề về chất lượng. Muốn xây dựng thành công mô hình quản lý chất lượng, lãnh đạo cần có nhận thức đúng đắn về các vấn đề về chất lượng, xác định mục tiêu xây dựng mô hình quản lý chất lượng, cải tiến hệ thống quản lý của hệ thống, tăng cường giáo dục cho từng nhân viên về tầm quan trọng của quản lý chất lượng. Sự đồng tâm cam kết của các nhà lãnh đạo nó sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm với vấn đề chất lượng, nó là điều kiện tiên quyết cho sự thành công trong việc xây dựng một mô hình quản lý chất lượng.

3.2.3 Mở rộng việc giáo dục và đào tạo về mô hình quản lý chất lượng đến mọi nhân viên trong tổ chức

Như trong mô hình quản lý TQM đã đề cập vai trò của nhân viên vô cùng quan trọng, đó là những con người làm nên chất lượng sản phẩm. Nếu họ thấy được trách nhiệm, mục tiêu họ sẽ nỗ lực đóng góp sức mình vào mục tiêu chung đó. Cho nên cơ cần giáo dục đào tạo cho từng thành viên trong tổ chức về vấn đề chất lượng.

3.2.4 Thay đổi lại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo hướng nhấn mạnh vai trò của chất lượng trong doanh nghiệp

Để tăng cường sự quan tâm đến chất lượng các doanh nghiệp cần có phòng quản lý chất lượng và phòng kiểm tra để giám sát bảo vệ uy tín sản phẩm cũng như lòng tin với khách hàng. Xác định lại cơ cấu của các phòng ban sao cho liên hệ với nhau một cách linh hoạt và có hiệu quả. Các nhà lãnh đạo cần có sự kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đem lại cho công ty hiệu quả cao nhất và cho lợi ích của khách hàng, xã hội.

3.2.5 Chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho chương trình quản lý và cải tiến chất lượng. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nội bộ, đồng thời đào tạo cán bộ đánh giá chất lượng nội bộ trong doanh nghiệp

Tất cả các thành viên trong tổ chức phải hiểu được tầm quan trọng của chất lượng, nhưng phải cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên vừa có sự hiểu biết sâu sắc, vưa phải có trình độ chuyên sâu, trình độ kỹ thuật, trình đọ tổ chức, có tâm huyết có năng lực. Đội ngũ này phải có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách phòng ban, cán bộ công đoàn, đoàn thể, nhân viên.Đội ngũ này sẽ là lực lượng chính quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng, cải tiến chất lượng, lao động sáng tạo trung thành với chiến lược của doanh nghiệp.

3.2.6 Cần cấp bách tiến hành việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. Đồng thời luôn quan tâm đến việc cải tiến mô nình, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới

Với sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay các doanh nghiệp nên xây dựng các mô hình quản lý chất lượng cho doanh nghiêp mình. Doanh nghiêp nào đã xây dựng xong cần cố các chính sách duy trì và cải tiến như doanh nghiệp nào đã áp dụng ISO 9000 cần phải có sự cải tiến theo phiên bản 2000 hoặc áp dụng mô hình quản lý chất lượng TQM. Xây dựng, duy trì, cải tiến là những việc làm thường xuyên liên tục của các doanh nghiệp.

3.2.7 Doanh nghiệp cần có kế hoạch từng bước đầu tư kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ và có hướng đào tạo nguồn nhân lực cho kế hoạch phát triển lâu dài

Xây dựng mô hình quản lý chất lượng không có nghĩa phải thay đổi công nghệ, nhưng muốn duy trì sự cạnh tranh trên thị trường phải có kế hoạch đầu tư kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện nay thay đổi từng ngày. Thay đổi công nghệ phải phù hợp với sự hạn hẹp về nguồn vốn, nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật, cải tiến các chương trình quản lý chất lượng.

Một phần của tài liệu Đề tài: Triển khai áp dụng TQM trong tổ chức doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)