Phân bố loài cây theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu Đánh giá cấu trúc rừng tự nhiên tại xã hương sơn, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 41)

Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của TTV. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể đều có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Vì vậy nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trưởng phát triển nhanh hon, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính da dạng sinh học của rừng.

Bảng 4.7. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao

Cấp chiều cao (m) Loài Cây

I ( 5-10) 11 II (10 -15) 32 III ( 15 - 20) 43 IV ( 20 - 25) 21 V ( 25 - 30) 8 VI (30-35) 1

Hình 4.4 Đồ thị phân bố sô loài cây theo cấp chiều cao

Từ bảng số liệu 4.7và đồ thị hình 4.4 ta thấy, cấp chiều cao có số loài cao nhất là 15-20(m) có 43 loài, cấp chiều cao có số loài thấp nhất là 30-35(m) có 1 loài. Số cây tăng dần theo cấp chiều cao đến mộtđiểm cựcđại là 15-20(m) rồi sau đó giảm dần. Ở cấp chiều cao 5-10(m) là 11 loài, cấp chiều cao 10-15(m) có số loài là 32, 20-25(m) có 21 loài và cấp chiều cao còn lại 25-30(m) có 8 loài.Ta thấy số cây số loài giảm dần khi chiều cao tăng lên là hiện tượng phổ biến trong rừng tự nhiên mà nguyên nhân là do qúa trình cạnh tranh và đào thải chi phối, chỉ có những loài có sức sinh trưởng mạnh về chiều cao mới có mặt ở những cấp

11 32 43 21 8 1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 5_10 10_15 15-20 20_25 25_30 30_35 S? Loài

chiều cao tiếp theo. Quá trình phục hồi rừng diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự thay thế các loài cây theo diễn thế của thảm thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi sẽ được tồn tại, phát triển. Ngược lại, những loài nào không thích họp với điều kiện sống sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên.

4.4 Đặc điểm cấu trúc ngang của rừng tự nhiên xã Hương Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá cấu trúc rừng tự nhiên tại xã hương sơn, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 41)