Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây

Một phần của tài liệu Đánh giá cấu trúc rừng tự nhiên tại xã hương sơn, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 35)

Sự thay đổi thành phần loài giữa các nhóm cây trong một lâm phần rừng được xem như là kết quả của quá trình đấu tranh thích ứng giữa khác loài hay cùng loài nhưng sinh trưởng ở các tầng rừng khác nhau. Mỗi một khoảng thời gian phục hồi sẽ có một tổ thành đặc trưng riêng cho một loài hay một nhóm loài trong lâm phần. Để đánh giá mức độ đa dạng, sự biến động về thành phần loài trong mỗi kiểu TTV ở ba đối tượng: Tầng cao, tầng cây nhỡ và tầng cây tái sinh.

Đề tài có sử dụng chỉ số tương đồng Soerensen's Index - SI để phản ánh sự giống nhau về thành phần loài giữa các tầng khác nhau trong một quần xã cũng như so sánh thành phần loài ở các tầng giữa các trạng thái TTV khác nhau. Kết quả quả tính được tổng hợp ở Bảng 4.4

Bảng 4.4. Chỉ số tương đồng về thành phần loài

Tầng cây Tầng cây tái sinh Tầng cây nhỡ Tầng cây cao

Tầng cây tái sinh - 0,58 0,07

Tầng cây cao 0,07 0,27 -

Từ kết quả tính ở Bảng 4.4 được cho thấy tính tương đồng giữa tầng cây tái sinh và tầng cây nhỡ là cao nhất với hệ số SI là 0,58, tiếp theo là sự tương đồng giữa tầng cây nhỡ và tầng cây cao vớ hệ số SI là 0,27, sự tương đồng giữa hai tầng cây gỗ thấp nhất là hệ số SI của tầng cây tái sinh và tầng cây cao là 0,07. Khu rừng tự nhiên này là rừng phục hồi sau khai thác. Các loài cây thuộc tầng cây nhỡ là những loài chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu Đánh giá cấu trúc rừng tự nhiên tại xã hương sơn, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w