II. Các khoản phải thu ngắn
2012-2011 2013 – 2012 Khả năng thanh
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty CP Công Nghệ năm 2011 – 2013
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012 - 2011 2013 – 2012 Khả năng thanh Khả năng thanh toán ngắn hạn 5,18 3,99 68,66 (1,19) 64,67 Khả năng thanh toán nhanh 4,60 2,11 43,06 (2,49) 40,95 Khả năng thanh toán tức thời 1,09 0,86 18,64 (0,23) 17,78
(Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty) Khả năng thanh toán ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2012 là 3,99 lần, giảm 1,19 lần so với năm 2011. Điều này chứng tỏ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3,99 đồng TSNH. Tuy khả năng thanh toán năm 2012 có giảm nhưng vẫn >1 rất nhiều nên công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn của mình. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 là 68,66. Điều này cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 68,66 đồng TSNH gấp nhiều lần so với khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2012 là 3,99 lần, cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3,99 đồng TSNH. Nguyên nhân là do Công ty đã thanh toán hầu hết các khoản nợ ngắn hạn, dẫn đến mức chênh lệch khả năng thanh toán ngắn hạn là rất cao, 64,67 lần. Điều này giúp làm giảm rủi ro thanh toán, rủi ro tài chính cho Công ty trong tương lai.
Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH có tính thanh khoản cao, tức TSNH không bao gồm hàng tốn kho. Một đồng nợ ngắn hạn năm 2012 được đảm bảo bằng 2,11 đồng TSNH có tính thanh khoản cao, giảm 2,49 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là do lượng chênh lệch hàng tồn kho năm 2012 lớn hơn hàng tồn kho năm 2011 rất nhiều lần. Tuy nhiên trong năm 2012, công ty vẫn có thể yên tâm về khả năng thanh toán nhanh của mình, vì hệ số này vẫn > 1. 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 43,06 đồng TSNH có tính thanh khoản cao trong năm 2013. Năm 2012, khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 2,11 đồng. Hệ số thanh toán nhanh trong 2 năm vẫn lớn hơn 1 cho thấy công ty hoàn toàn đảm bảo được khả năng thanh toán các
52
khoản nợ ngắn hạn đến hạn bằng tài sản ngắn hạn mà không phải bán hàng lưu kho, giữ được uy tín trong hoạt động kinh doanh của mình.
Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này thể hiện cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2012 chỉ số này là 0,86 giảm 0,23 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy, năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ chỉ được đảm bảo bời 0,86 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, khả năng thanh toán ngay lập tức của các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty còn khá thấp, chưa đủ độ đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Chính vì vậy công ty đã tập trung thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khiến khoản mục nợ ngắn hạn năm 2013 giảm rất mạnh so với năm 2012. Điều này khiến cho chỉ số thanh toán tức thời năm 2013 của công ty là 18,64, tăng 17,78 lần so với năm 2012.
2.2.7.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.14 Các chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời của Công ty CP Công Nghệ năm 2011 – 2013
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS) 1,86 1,06 1,14 (0,8) 0,08
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) 1,11 0,5 2,17 (0,61) 1,66
Tỷ suất sinh lời trên
VCSH (ROE) 1,38 0,67 2,2 (0,71) 1,53
(Nguồn:từ báo cáo tài chính công ty ) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 tỉ suất sinh lời trên doanh thu thuần là 1,86% (có nghĩa là 100 đồng doanh thu thuần thu về sẽ mang lại 1,86 đồng lợi nhuận sau thuế). Năm 2012 tỉ suất sinh lời trên doanh thu thuần này giảm 0,8% xuống còn 1,06% (có nghĩa là 100 đồng doanh thu thuần về sẽ mang lại 1,06 đồng lợi nhuận sau thuế). Năm 2012 lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều giảm so với năm 2011, nhưng sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn sự sụt giảm của doanh thu thuần nên đã dẫn đến tình trạng trên. Năm 2013 tăng so với năm 2012 từ 1,06% lên 1,14%. Điều này chứng tỏ ràng kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2013 của công ty là tốt hơn so với năm 2012. Năm 2013, cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 1,14 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân do trong năm 2013, tình hình đã
53
được chuyến biến theo hướng tích cực, các khoản mục doanh thu của công ty tăng đáng kể và cũng được cân đối với các tài khoản chi phí tương ứng. Tuy nhiên chỉ số chưa cao chưa tương xứng với loại hình doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Công ty cần có những chính sách cắt giảm chi phí hợp lý, tránh đầu tư vào những lĩnh vực không đem lại lợi nhuận trong những năm sau để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lời của năm 2011 là 1,11% tức là lúc này 100 đồng được đầu tư cho tài sản công thu thu về được 1,11 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang đến năm 2012, tỷ suất này giảm 0,61% xuống còn 0,5%. Nguyên nhân là do trong thời điểm này công ty gặp phải nhiều khó khăn, nên lợi nhuận sau thuế bị giảm hơn 50% so với năm trước. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của năm 2012 là 0,5% và năm 2013 là 2,17%. Con số này cho ta thấy cứ 100 đồng tài sản sẽ đem lại cho công ty 0,5 đồng lợi nhuận trong năm 2012 và 2,17 đồng lợi nhuận trong năm 2013. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 đã có sự gia tăng là 1,67% so với năm 2012 cho thấy công ty đã có những thay đổi trong việc quản lý và sử dụng tài sản để tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì tỷ suất ROA như hiện nay, doanh nghiệp cần phải có thêm những biện pháp triệt để nâng cao khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý chi phí cũng như nâng cao hiệu quả bán hàng.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu được nhà đầu tư cực kì chú ý. Năm 2011 là 1,38%, nhưng năm 2012 chỉ còn có 0,67%, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do đầu tư vốn chưa hiệu quả. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 2,2%, tăng 1,53% so với năm 2012. Con số này cho ta thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ lãi 2,2 đồng lợi nhuận ròng năm 2013 và 0,67 đồng lợi nhuận ròng năm 2012. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng trong năm 2013 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này thay đổi do doanh thu tăng và lợi nhuận trong năm 2013, nguồn vốn trong năm 2013 giảm so với năm 2012, chính vì vậy chỉ số này tăng so với năm 2012. Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ suất này còn rất thấp. Chính vì vậy, trong các năm tới, công ty cần có những chính sách quản lý vốn chặt chẽ hơn nữa hoặc sử dụng vốn chủ sở hữu này vào mục đích đầu tư để tạo ra lợi nhuận. Do tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ suất sinh lời trên VCSH nên nếu hiệu quả đầu tư vào tài sản càng cao thì hiệu quả sử dụng VCSH càng lớn.
54
2.2.7.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty cổ phần Công Nghệ năm 2011 – 2013
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2011 Năm Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Vòng quay HTK Vòng 3,30 0,64 3,82 (2,66) 3,18
Số ngày một vòng quay HTK Ngày 108,94 561,82 94,20 452,88 (467,62) Vòng quay khoản phải thu
khách hàng Vòng 2,58 12,79 31,91 10,20 19,12
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 139,33 28,15 11,28 (111,18) (16,87)
Hiệu suất sử dụng TSNH Lần 0,60 0,47 1,90 (0,13) 1,43
Hiệu suất sử dụng TSDH Lần - - - - -
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 0,60 0,47 1,90 (0,13) 1,43
(Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty) Vòng quay HTK: Năm 2011, hệ số này là 3,3 vòng, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tổn kho của công ty rất tốt. Tuy nhiên hệ số này lại giảm đi khi sang năm 2012 bởi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đồng thời giá trị hàng tồn kho tăng. Sự suy giảm này thể hiện rằng tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho chậm dần chứng tỏ Công ty có dấu hiệu yếu kém trong công tác bán hàng và lượng hàng hóa bị ứ đọng nhiều lên. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 3,82 vòng, tăng 3,18 vòng so với năm 2012. Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy lượng hàng bán trong năm 2013 tăng và công ty đang có lưu chuyển tốt. Lượng hàng tồn kho của công ty nhỏ hơn TSNH đang lưu thông. Việc hàng tồn kho giảm nguyên nhân là công ty đang có nhiều đơn cung cấp dịch vụ mới.
Số ngày một vòng quay HTK: Năm 2011, hệ số này là 108,94, nhưng sang đến năm 2012, hệ số này tăng lên một cách vượt bậc do hàng tồn kho của công ty tăng mạnh. Năm 2012 là 561,82 ngày, tăng 452,88 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty có hàng tồn kho lớn và cũng do hiệu quả kinh doanh yếu kém. Năm 2013, có thể nói là một năm tươi sáng hơn đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, số ngày một vòng quay HTK năm 2013 là 94,2 ngày, giảm 467,62 ngày so với năm 2012. Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt.
Vòng quay khoản phải thu khách hàng: Năm 2011, chỉ tiêu này là 2,58 vòng, thể hiện doanh nghiệp đã thu tiền được 2,58 lần từ doanh thu bán chịu của mình. Sang đến năm 2012, chỉ tiêu này tăng 10,2 vòng lên thành 12,79 vòng. Sang năm 2013, chỉ tiêu này đột ngột tăng mạnh lên thành 31,91 vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần của năm 2013 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2012. Vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng dần theo các năm chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp cao,
55
đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền, tái đầu tư vào hoạt động SXKD, góp phần vào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Kỳ thu tiền bình quân: Tương tự như vòng quay các khoản phải thu, chỉ tiêu này cũng đánh giá tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp. Năm 2012, chỉ tiêu này là 28,15 ngày, giảm 111,18 ngày so với năm 2011. Sang đến năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 16,87 ngày xuống còn 11,28 ngày. Kỳ thu tiền được rút ngắn khiến cho hiệu kinh doanh được cải thiện. Công ty sẽ nhanh hơn trong việc thu hồi nợ , giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm đựơc chi phí quản lý nợ.
Hiệu suất sử dụng TSNH: Vì công ty trong 3 năm đều không phát sinh khoản mục tài sản dài hạn nên hiệu suất sử dụng TSNH và hiệu suất sử dụng tổng tài sản là một.
Năm 2012, chỉ tiêu này là 0,47 lần, giảm 0,13 lần so với năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này lại tăng 1,43 lần lên thành 1,9 lần. Có thể nói sự tăng giảm của chỉ tiêu này trong giống như sự tăng giảm về doanh thu thuần 3 từ năm 2011 đến năm 2013. Tuy tổng tài sản cũng có tăng giảm từ năm 2011 đến năm 2013 nhưng tỷ trọng thay đổi của doanh thu thuần lại lớn hơn nhiều. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đang có tiến triển tốt. Tuy nhiên, với sự biến động khó lường trước của thị trường trong tương lai các chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản sẽ có thể có nhiều biến động. Công ty cần xem xét một cách thật cẩn trọng, kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản.
2.2.7.4. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý công nợ
Bảng 2.16 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý công nợ của Công ty cổ phần Công Nghệ năm 2011 – 2013
Đơn vị:%
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
2012-2011 2013-2012
Tỷ số nợ trên tổng tài sản 19,31 25,07 1,46 5,76 (23,61)
Tỷ số nợ trên VCSH 23,93 33,45 1,48 9,52 (31,97)
Tỷ số chi trả lãi vay - - - - -
(Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty) Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Năm 2012 tỷ số này là 25,07%, tăng 5,76% so với năm 2011. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh nghiệp đầu tư cho tổng tài sản thì có 25,07 đồng là từ đi vay. Tỷ số này tăng lên khiến công ty chịu nhiều gánh nặng trả lãi từ các khoản nợ phải trả. Công ty không những phải chịu quá nhiều gánh nặng vì
56
lãi suất vay ngân hàng và các tổ chức tài chính mà còn phải chịu gánh nặng từ phía người bán và người mua trong việc đáp ứng đúng tiến độ công trình hay giao hàng cho người mua cũng như trả tiền đúng hạn cho người bán. Vì vậy trong năm 2013, công ty đã đưa ra những chính sách hợp lý hơn để khắc phục tình trạng này. Năm 2013 chỉ tiêu này là 1,46% giảm đến 23,61% so với năm 2012, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã thanh toán được vay ngắn hạn của năm 2012. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Tuy nhiên nó cũng chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, chưa biết huy động vốn bằng những hình thức đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh kiếm lời.
Tỷ số nợ trên VCSH: Năm 2012 là 33,45%, tăng 9,52% so với năm 2011, điều này chứng tỏ một đồng vốn kinh doanh của các chủ sở hữu công ty có 0,3433 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Năm 2013, tỷ số này là 1,48%, giảm 31,97% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm của chỉ tiêu này cũng là nguyên nhân của sự tăng giảm chỉ tiêu tỷ số nợ trên tổng tài sản. Ngoài ra thì tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn.
Tỷ số chi trả lãi vay: Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 công ty không phát sinh khoản mục lãi vay nên tỷ số này không xác định được.
Đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP Công Nghệ 2.3.
Sau khi đánh giá tình hình tài chính của công ty từ năm 2011 đến năm 2013, cùng với những tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động của công ty và kiến thức của cá nhân. Em xin đưa ra một số nhận xét về những mặt tốt và chưa tốt của công ty trong năm qua.
Kết quả đạt được 2.3.1.
Sau một năm 2012 kinh doanh không tốt, sang năm 2013, công ty đã thay đổi nhiều chính sách để ứng phó với những biến đổi của thị trường. Biểu hiện bằng rất nhiều chỉ số quan trọng trở nên tốt hơn so với năm 2012.
Thứ nhất, doanh thu tăng 7.003.514.596 đồng, tương ứng tăng 212,2% so với năm 2012. Với một mức tăng có thể nói là kỉ lục, thì doanh thu được coi là ưu điểm nổi bật nhất trong năm 2013 của công ty.
Thứ 2, công tác đảm bảo khả năng thanh toán ở mức rất an toàn. Các hệ số khả