a. Phân tích tổng số và cơ cấu lao động theo sản xuất, trình độ và tuổi tác
2.2.3.2. Mục tiêu đào tạo
Sau khi xác định nhu cầu đào tạo thì cần xác định mục tiêu đào tạo. Đối với từng khóa học công ty đề ra mục tiêu cụ thể chẳng hạn:
- Sau khóa học học viên sẽ thành thạo những kỹ năng nào? - Sẽ đạt được ở trình độ nào?
- Bao nhiêu người đạt loại khá giỏi?
còn mang tính chủ quan, vì thế khó đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Mục tiêu giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, cập nhật các kỹ năng và thông tin, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới, chuẩn bị đội ngũ kế cận, thoải mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên, thay đổi và cải tiến phương pháp quản lý.
2.2.3.3.Thiết kế nội dung đào tạo
Tổng công ty thiết kế nội dung đào tạo theo 2 nội dung chính :
+ Nâng cao năng lực kỹ thuật
+ Nâng cao năng lực quản trị
Tiếp theo, việc đào tạo đội ngũ lao động phụ thuộc vào tình hình và yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Quá trình đào tạo có sự đề xuất lên phòng hành chính xem xét và ký duyệt. Việc cử ai đi học được tiến hành căn cứ vào những tiêu thức khác nhau tùy theo từng nội dung đào tạo.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có những yếu tố xem xét trước khi đưa ra nội dung đào tạo:
Ngân quỹ cho đào tạo
Chi phí đào tạo là một khoản chi đáng quan tâm của doanh nghiệp, nó có thể làm giảm lợi nhuận thậm chí gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Nhưng Tổng công ty thống nhất quan điểm đào tạo nhân viên sẽ giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đội ngũ lao động được đào tạo tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy sáng tạo trong công việc, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho doanh nghiệp. Nếu chi phí cho đào tạo tăng mà doanh thu giảm thì doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách đào tạo của mình.
Ngân quỹ sẽ được trích theo 1 tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào chiến lược đầu tư cho đào tạo nhân lực và ban giám đốc họp bàn đưa ra quyết định.
quyết định của các giám đốc ở mỗi công ty con.