2.2.1.1. Biểu diễn mô hình
Để biểu diễn cú pháp trừu tượng của một ngôn ngữ đồ họa chúng ta phải sử dụng metamodel, một metamodel gồm các thành phần cơ bản tạo nên ngôn ngữ mô hình hóa; các cú pháp (syntax) và ngữ nghĩa (semantic) của mô hình được định nghĩa bởi metamodel.
2.2.1.2. Metamodel
Metamodel là một tập hợp các quy tắc, khái niệm để định nghĩa một ngôn ngữ mô hình, nó quy định các ràng buộc và cấu trúc mà một ngôn ngữ mô hình phải tuân theo và là cơ sở cho nhà phát triển tạo ra một ngôn ngữ mô hình. Ví dụ: quy định các thuộc tính, kết nối của các đối tượng trong một ngôn ngữ mô hình nào đó.
Mô hình metamodeling dựa trên nguyên lý sử dụng các ngôn ngữ mô hình hóa để mô tả một hệ thống ở các cấp độ khác nhau. Nó gồm có 4 tầng: tầng metametamodel, tầng metamodel, tầng model và tầng ứng dụng. Hình 2.1 là một
ví dụ cụ thể cho mô hình bốn tầng metamodeling ở từng khía cạnh khác nhau [12].
Cột đầu tiên là bốn lớp của mô hình bốn tầng. Cột kế bên là một góc nhìn
từ cơ sở dữ liệu của ứng dụng. Chúng ta có thể thấy “Steven Kelly” là một giá trị
trong cơ sở dữ liệu ứng dụng. Vào phần mô hình, chúng ta sẽ có một định nghĩa
“Author” là một phần của lược đồ cơ sở dữ liệu, tiếp tục lên trên nữa, khái niệm bây giờ là “Entity” là một khái niệm ở mức metamodel, chỉ các thành phần tạo
nên cơ sở dữ liệu, lớp trên cùng chỉ các khái niệm thiết kế cơ sở dữ liệu. Tiếp theo, hai cột bên cạnh là các góc nhìn theo ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ mô hình.
Hình 2.1: Mô hình metamodeling và ví dụ.
Metamodel được sử dụng rất rộng rãi, nó không chỉ quan trọng trong việc xác định các ngôn ngữ mô hình hóa mà còn được sử dụng rất thành công trong việc xây dựng công cụ mô hình hóa và xây dựng giao tiếp giữa các công cụ này với nhau (ví dụ như CDIF và XML). Metamodel còn được sử dụng để tạo ra sự tiêu chuẩn hóa (UML) [12].