Tạo và kiểm tra máy sinh mã: Phần quan trọng trong việc tạo ra máy sinh
mã biết được khi nào bắt đầu. Phải biết là đầu vào máy sinh mã và kết quả đầu ra của máy sinh mã là gì. Chúng ta giữ cho máy sinh mã càng đơn giản càng tốt, đẩy sự phức tạp xuống khuôn khổ miền. Đồng thời, ta phải chờ sau khi xây dựng xong mô hình chuyên biệt miền mới bắt đầu xây dựng máy sinh mã. Chúng ta sẽ xây dựng một ví dụ về mô hình chuyên biệt miền trên và sử dụng nó
để kiểm tra máy sinh mã. Một khi máy sinh mã đã có thể chạy với mô hình ví dụ thì ta nên thay đổi từng phần của mô hình và xem sự thay đổi đó xảy ra ở đầu ra của máy sinh mã như thế nào. Bắt đầu từ những thay đổi đơn giản nhất như tên của khái niệm rồi phức tạp hơn bằng cách cho thêm các đối tượng trên mô hình, từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp với máy sinh mã. Cứ như thế ta sẽ có một máy sinh mã hoàn chỉnh. Và khi muốn thay đổi hoặc nâng cấp máy sinh mã, ta cũng làm tương tự các bước trên.
Chia sẻ và duy trì máy sinh mã: Máy sinh mã liên kết với ngôn ngữ mô
hình ở một mặt và liên kết với khuôn khổ miền, môi trường mục tiêu ở mặt còn lại. Vì vây để quá trình mô đun hóa được diễn ra thuận lợi cần giữ vững các mối liên kết trên. Ở giai đoạn bắt đầu viết máy sinh mã thì liên kết với ngôn ngữ mô hình thường mạnh hơn nên khi chúng ta có một bản cập nhật cho mô hình ngôn ngữ thì cũng thường có một bản cập nhật cho máy sinh mã đi kèm. Nếu trong trường hợp mô hình ngôn ngữ được cập nhật mà máy sinh mã không được cập nhật thì máy sinh mã và mô hình ngôn ngữ vẫn phải đi kèm với nhau. Mối liên kết giữa máy sinh mã với khuôn khổ miền cũng rất đáng chú ý. Những thay đổi trong khuôn khổ miền dẫn đến sự thay đổi trong máy sinh mã. Để đồng bộ tất cả những thay đổi giữa các thành phần, chúng ta phải đồng bộ các thay đổi trên vào cùng một phiên bản để tránh nhầm lẫn, sai phiên bản.
Kiểm soát phiên bản máy sinh mã: Chúng ta nên đánh dấu số phiên bản
máy sinh mã để có thể dễ dàng kiểm soát chúng.