Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đổi mới cách lãnh đạo của đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 90)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội

Là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, với 10 đơn vị hành chính bao gồm 09 huyện và 01 thành phố, diện tích tự nhiên 923.093 km2, dân số 1.128.702 người, vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội và các trung tâm công nghiệp

lớn, kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, thông minh và sáng tạo … Những điều kiện này đã và đang tạo cho Hưng

Yên phát triển toàn diện trên tất cả các mặt [7].

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự cố gắng lỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Hưng Yên đã đạt được những thành tựu rất khả quan. GDP tăng bình quân 12%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo hướng tăng nhanh về công nghiệp và dịch vụ,

giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, xây dựng- dịch vụ đạt: 25%- 44%- 31%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng. Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao, giá trị sản xuất tăng bình quân

3,5%/ năm. Công nghiệp phát triển nhanh, giá trị sản xuất bình quân tăng 21%/năm. Đến năm 2010 toàn tỉnh đã quy hoạch 14 khu công nghiệp trong đó

05 khu đã đi vào hoạt động thu hút 813 dự án đầu tư ( trong nước 633, nước ngoài 180), với tổng số vốn đăng ký tương đương 3.590 triệu USD; 475 dự án

đang hoạt động hiệu quả với giá trị sản xuất đạt gần 20 nghìn tỷ đồng/ năm. Thương mại dịch vụ tăng trưởng bình quân 15%/ năm. Du lịch bước đầu phát

32

triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự liên kết với các địa phương lân cận, nhất là với thủ đô Hà Nội. Thu ngân sách tăng bình quân trên 15%, trong đó năm 2010 đạt 3.000 tỷ đồng. Tình hình an ninh chính trị được giữ

vững, đời sống của nhân dân ngày được nâng cao [39] .

Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết và có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống tinh thần của các tầng lớp

nhân dân tăng lên rõ rệt. Số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2001 – 2006 là 13% đến năm 2010 chỉ còn 3%. Sự

nghiệp giáo, y tế được chú trọng, chương trình chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được triển khai rộng khắp, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và trẻ em được quan tâm, duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,95 %/ năm. Các hoạt

động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình có nhiều đổi mới, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã

hội ở địa phương, của tỉnh [39].

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội được củng cố tăng cường, phát huy được sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh thực

hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn những hạn chế:

-Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng thiếu đồng bộ, chưa vững chắc; sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, chuyển dịch chưa mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch

chậm; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển vững chắc, số lượng dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh nhiều nhưng quy mô còn nhỏ; lĩnh vực thương mại, du lịch chưa phát triển tương xứng với lợi thế; kết cấu hạ tầng kinh

tế- xã hội thiếu tính đồng bộ. Nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra cần phải giải quyết: các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng; Tỷ lệ lao động thiếu

việc làm, thất nghiệp còn nhiều. ; Lực lượng lao động được đào tạo ngành

33

nghề còn thấp; cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp văn hoá - xã hội còn hạn chế; một số chính sách xã hội thực hiện chưa tốt. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn; trật tự an toàn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp, an ninh

nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, tình hình khiếu kiện vượt cấp còn xảy ra ở một số địa phương. Quy chế dân chủ triển khai ở một số địa

phương còn chậm, chưa đồng bộ và toàn diện. Một số tổ chức cơ sở Đảng chưa phát huy và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo. Những địa phương có khiếu kiện, tổ chức Đảng suy giảm sức chiến đấu, không lãnh đạo, vận động được quần chúng. Công tác vận động quần chúng còn hạn chế, chưa có nhiều nội dung, phương thức hoạt động phù hợp. Một bộ phận nhỏ quần chúng mất niềm tin vào sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, chưa thật tin tưởng trong quá trình

điều hành tổ chức chỉ đạo thực hiện của cán bộ, đảng viên.

2.1.2. Tình hình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có 14 Đảng bộ trực thuộc (10 Đảng bộ huyện, thành phố và 04 Đảng bộ khối cơ quan, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp). Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có 57.932 Đảng viên, trong đó, đảng viên nữ chiếm 28,3%, đảng viên là cán bộ hưu trí mất sức chiếm 62,7%, đảng viên là

người công giáo chiếm 0,2%, đảng viên nhận huy hiệu 40, 50, 60 năm tuổi Đảng hiện còn sống là 10.234 đồng chí, đảng viên được miễn sinh hoạt, công

tác theo Điều lệ Đảng là 3.210 đồng chí, chiếm 6,32%.

Trình độ văn hoá:

- Trung học phổ thông 32.127 đồng chí, chiếm 55,5% - Trung học cơ sở 23.240 đồng chí, chiếm 40,1% - Tiểu học 2.565 đồng chí, chiếm 4,4%

Trình độ chuyên môn:

34

- Trung cấp 8.925 đồng chí, chiếm 15,4%

Trình độ lý luận chính trị:

- Cử nhân, cao cấp 985 đồng chí, chiếm 1,7% - Trung cấp 18.024 đồng chí, chiếm 31,1% - Sơ cấp 38.945 đồng chí, chiếm 67,2% - Đảng viên đang công tác về sinh hoạt nơi cư trú theo Quy định 76 của

Bộ chính trị là 56.726 đồng chí [10].

2.2.Tình hình thanh niên và công tác Đoàn ở Hưng Yên hiện nay

2.2.1.Tình hình Thanh niên

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có gần 400 nghìn thanh niên ( từ 16- 35 tuổi) 35% dân số và trên 55% lực lượng lao động trong xã hội, trên 80 % thanh niên tốt nghiệp THCS, THPT, mỗi năm có khoảng 23,2 % đỗ vào các trường

Đại học, Cao Đẳng; đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, công tác rèn luyện sức khoẻ và thể chất có nhiều tiến bộ. TTN luôn tuyệt đối tin tưởng vào

sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định và quyết tâm đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân lựa chọn, luôn có tư tưởng chính trị vững vàng, lạc quan trước sự thay đổi của quê hương, đất nước. Những năm qua, TTN trong tỉnh

đã tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương Hưng Yên văn hiến cách mạng, tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới, hăng hái thi đua trên các lĩnh

vực học tập, lao động sản xuất và công tác, luôn đề cao ý thức tự lực tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, năng động vươn lên trong cơ chế thị trường; luôn nhận thức rõ và xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm của

tuổi trẻ với việc thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, có tinh thần đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, mong muốn có một xã hội tốt đẹp, lành mạnh; tích cực tham gia

35

nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Từ hoạt động thực tiễn, đã xuất hiện ngày càng nhiều các gương tiêu biểu, điển hình trong học tập, đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia, nhiều thanh niên đã tự khẳng định quyết tâm lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng ngay tại quê

hương.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới, TTN Hưng Yên đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là: vấn đề việc làm, tỷ lệ thời gian lao động trong thanh niên hàng năm nhất là ở vùng nông thôn nhiều TN đi làm ăn

xa, thu nhập thấp và không ổn định, các điều kiện phục vụ cho hoạt động của TTN còn gặp nhiều khó khăn, trình độ chuyên môn của TTN cũng bộc lộ những hạn chế Bên cạnh đó, tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, cùng

âm mưu lôi kéo, chia rẽ TTN của các thể lực thù địch làm cho một bộ phận TTN phai nhạt lý tưởng, suy giảm ý thức rèn luyện, lệch lạc về nhận thức, thụ

động thờ ơ và ngại tham gia vào các hoạt động đoàn thể xã hội. Một số TTN sa sút về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội. Mặt

khác, công tác Đoàn tỉnh Hưng Yên cũng còn gặp không ít khó khăn về cơ chế, chính sách, nhất là ở địa bàn nông thôn. Một số tổ chức cơ sở Đảng có

biểu hiện xa dời quần chúng, buông lỏng sự lãnh đạo đối với công tác Đoàn. Nhiều Đảng viên không nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của tuổi

trẻ đối với sự nghiệp cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Thực trạng công tác Đoàn thanh niên giai 2001- 2010

Về xây dựng lớp thanh thiếu niên giàu lòng yêu nước, có lối sống

đẹp, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam. Nhận

thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, IX, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XII, XIII, hàng năm

Ban thường vụ tỉnh Đoàn đã tập trung chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp phù hợp

36

với đặc điểm, tình hình ở địa phương, cơ sở. Tính toàn tỉnh đã tổ chức bình quân 170 lớp học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp/năm.

Cuộc vận động “Tuổi trẻ Hưng Yên học tập và làm theo lời Bác” tiếp tục được tổ chức thực hiện ở các cơ sở Đoàn, thu hút đông đảo đoàn viên, TTN hưởng ứng thực hiện và tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, đạo đức, lối sống và hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho ĐV,TTN, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong TTN và chất lượng tổ chức Đoàn. Tính đến ngày 30/12/2010 các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức 1.238buổi xem phim, tọa đàm, trao đổi các tác phẩm văn học,

nghệ thuật nói về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Bác Hồ thu hút trên 97 nghìn lượt ĐV, TTN tham gia; tổ chức 731 lớp học tập chuyên đề về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thảo luận, thống nhất, cụ thể hoá nội dung rèn luyện theo tấm gương của Bác và xây dựng tiêu chí “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, thu hút trên 91 nghìn lượt ĐV, TTN; tổ chức 619 hội thi, cuộc thi với chủ đề “Tuổi trẻ Hưng Yên học tập và làm theo lời

Bác” thu hút trên 84 nghìn lượt ĐV, TTN.

Công tác giáo dục truyền thống: Trong thời gian qua, Ban thường vụ tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương

thức và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho , ĐV, TTN thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với các sự kiện chính trị của Đảng, của dân tộc, của Đoàn và của địa phương. Kết quả từ năm 2001 đến nay, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức 1.268 buổi giáo dục truyền thống cho 634.670 nghìn lượt ĐV, TTN; 1.950 buổi giáo dục chính trị, tư tưởng cho ĐV, TTN; 1.524

cuộc đối thoại giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền với cán bộ, ĐV, TTN thu hút 459.101 lượt ĐV, TTN tham gia [31,33].

37

Côngtác giáo dục ý thức pháp luật, đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng

cho ĐV, TTN được các cấp bộ Đoàn quan tâm đẩy mạnh thông qua việc tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến

với ĐV, TTN. Các cơ sở Đoàn đã tổ chức 2.360 buổi tuyên truyền, phổ biến Luật nghĩa vụ quân sự, Luật Thanh niên, Luật giao thông đường bộ, Pháp lệnh dân số cho 734.113 lượt ĐV, TTN, duy trì tổ chức tốt hoạt động của 515 CLB pháp luật thu hút 644.380 lượt ĐV, TTN tham gia. Cuộc vận động "Cưới theo nếp sống mới" ngày càng được đông đảo thanh niên hưởng ứng, thực hiện.

Công tác thông tin, phát hiện, biểu dương nhân rộng các điển hình tiên tiếnđược các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm. Ban thường vụ tỉnh Đoàn đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường

công tác thông tin cho cơ sở” nhằm tạo diễn đàn mở, điều kiện thuận lợi để các cấp bộ Đoàn, cán bộ, ĐV, TTN trao đổi thông tin nghiệp vụ thông qua

website: Tinhdoanhungyen.org.vn; Bản tin “Tuổi trẻ Hưng Yên” và phát hành tới 100% chi đoàn và Đoàn cơ sở trong toàn tỉnh.

Công tác xây dựng Đoàn, Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp

thanh thiếu niên, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dâncó bước

chuyển biến tích cực. Tổ chức Đoàn, Hội, Đội đã chú trọng xây dựng tổ chức và phát triển đoàn viên, hội viên, đội viên trên địa bàn dân cư và trong các khu công nghiệp. Từ năm 2001 đến nay các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh kết nạp được 114.073 đoàn viên mới. Đoàn thanh niên các cấp đã giới thiệu cho Hội LHTN kết nạp được 32.292hội viên mới nâng tổng số hội viên trong toàn

tỉnh lên 227.720đồng chí,sinh hoạt ở 231.925 chi hội, đội, nhóm, CLB. Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam đã tích cực chỉ đạo Hội Doanh nghiệp trẻ duy trì tốt

hoạt động, tăng cường công tác tuyên truyền vận động các doanh nghiệp gia nhập Hội, đến nay đã có 234doanh nghiệp là hội viên Hội Doanh nghiệp trẻ của tỉnh [31,33]. Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân

38

dân được đổi mới mạnh mẽ thồn qua việc tích cực chủ động tham mưu tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi giữa cán bộ, ĐV, TTN với lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền để đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng các Nghị quyết, chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, đơn vị nhất là việc tham mưu và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH”. Kết quả trong thời gian qua, các cơ sở Đoàn đã giới thiệu

22.115 đoàn viên ưu tú với Đảng, trong đó có 9.745 đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam [31,33]. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp

vụ cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp, được quan tâm chú trọng, toàn tỉnh có 11.712 lượt cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp được bồi dưỡng lý luận chính trị

và tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội.

Phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 Đồng hành với Thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp”

Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc”

+ Xung kích lao động sáng tạo và phát triển kinh tế xã hội: ĐV, TTN nông thôn tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “4 mới”, tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tích cực áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào

Một phần của tài liệu Đổi mới cách lãnh đạo của đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 90)