7. Kết cấu luận văn
1.2.1. Một số khái niệm chung liên quan đến Đoàn thanh niên
- Khái niệm:Thanh niên
Thanh niên là một khái niệm được sử dụng nhiều trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày vµ cã nhiều cách hiểu khác nhau. Tuỳ theo trường hợp, có khi thanh niên dùng để chỉ một con người cụ thể, có khi dùng
21
để chỉ tính cách, phong cách trẻ trung của một người nào đó, hoặc dùng để chỉ cả một lớp người cụ thể trẻ tuổi. Mặt khác, thanh niên cũng còn là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, tùy theo góc độ tiếp cận của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra các định nghĩa
khác nhau về thanh niên.
Ở Việt Nam với cách tiếp cận dưới góc độ khoa học khác nhau, khái niệm và cách hiểu về thanh niên cũng khác nhau, cụ thể: theo Luật thanh niên và theo Điều lệ Đoàn độ tuổi thanh niên được tính bắt đầu từ 16 tuổi, kết thúc là 30 tuổi. Về sinh học, thanh niên thuộc lứa tuổi ở vào thời kỳ đang phát triển và hoàn thiện sự phát triển thể chất, tâm sinh lý, đang định hướng giá trị cuộc
sống và đang trưởng thành về nhân cách, yêu cầu mới, thích cái vui, chuộng cái đẹp, luôn tự khẳng định mình trong xã hội, hướng đến tương lai và không quên quá khứ; tuổi của ước mơ và khát vọng, tuổi dễ nhạy cảm và tiếp cận với
những cái mới. Từ góc độ xã hội học, thanh niên xem là một nhóm xã hội- nhân khẩu đặc thù đan xen bởi cơ cấu xã hội, giai tầng, nghề nghiệp và các quan hệ xã hội thống nhất. Các nhà kinh tế học lại nhấn mạnh thanh niên ở góc độ là một lực lượng lao động dự trữ, một tiềm năng vô giá, nguồn tài nguyên lớn của quốc gia, dân tộc chiếm số đông trong dân cư (chiếm tỷ lệ
35% trong dân cư, và 45 % trong lực lượng lao động xã hội)… Như vậy, mỗi ngành khoa học tuỳ theo góc độ nghiên cứu của mình, đã nhấn mạnh khía cạnh cơ thể, sinh học hoặc nhấn mạnh khía cạnh cá nhân, xã
hội của khái niệm thanh niên. Tuy vậy, khái niệm về thanh niên có thể hiểu chung: “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu- xã hội đặc thù bao gồm những người trong độ tuổi từ 15-34 tuổi thuộc mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong xã hội hiện tại và
22
- Khái niệm: “Công tác thanh niên”
Với vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên trong xã hội nên các chính Đảng, Nhà nước, các lực lượng xã hội luôn quan tâm tác động một cách có ý thức tới thanh niên và công tác thanh niên theo mục đích của mình. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam luôn tăng cường đầu tư cho công tác thanh niên. Chính vì vậy, khái niệm về Công tác
thanh niên cũng có những cách định nghĩa khác nhau. Có ý kiến cho rằng công tác thanh niên là những hoạt động có chủ đích tác động tới đối tượng thanh niên để giáo dục, rèn luyện thanh niên theo những yêu cầu của xã hội;
cũng có tác giả hiểu công tác thanh niên đồng nghĩa với công tác thanh vận được coi là một bộ phận của công tác dân vận trong đó nhằm chủ yếu vào đối
tượng thanh niên…
Ở nước ta, xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác thanh thiếu niên được hiểu: “bao gồm toàn bộ những hoạt động của của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát triển, trưởng thành và phát huy vai trò làm chủ, tiềm năng to lớn
của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[11, tr 20]. - Khái niệm: “ Phong trào thanh niên”
Chúng ta biết, một đặc trưng cơ bản của Đoàn thanh niên là xây dựng các phong trào thanh niên để thông qua đó đoàn kết tập hợp, tạo môi trường để thanh niên phấn đấu, rèn luyện. Đồng thời công tác thanh niên có mục tiêu giáo dục thanh niên trở thành lớp người mới có tinh thần yêu nước nồng nàn,
có giác ngộ lý tưởng, có văn hoá, sức khoẻ, lao động giỏi, sống giàu lòng nhân ái và có tinh thần quốc tế chân chính. Thông qua các phong trào hành động cách mạng do Đoàn TN phát động tổ chức một mặt nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên vào việc tham gia phát triển kinh tế, xã
23
hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặt khác để đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên tham gia vào hoạt động Đoàn. Do đó, có thể nói phong trào thanh niên là một đặc trưng của công tác Đoàn, khái niệm về phong trào
thanh niên: “là một hoạt động tập hợp được đông đảo thanh niên tự giác tham gia trong một thời gian xác định nhằm phát triển kinh tế- xã hội và tạo
sự chuyển biến tích cực trong tình hình thanh niên” [11, tr 24]. - Khái niệm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đến nay đã trải qua chặng đường đấu tranh cách mạng 80 năm vẻ vang trong bối cảnh diễn ra nhiều chuyển biến trong các thời kỳ cách mạng dân chủ, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước. Trong suốt quá trình ấy, với những bối cảnh khác nhau của đất nước trong từng thời kỳ, hoạt động Đoàn và phong trào TTN cũng có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới điển hình là việc 06 lần đổi tên gọi và đến nay được Đảng, Nhà nước quyết định mang tên là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tuy có sự thay đổi khác nhau về tên gọi nhưng từ đặc trưng, nhiệm vụ của Đoàn vẫn nhất quán từ khi thành lập đến nay nên khái niệm về Đoàn TN vẫn không thay đổi và được hiểu là: “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
là tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là
độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”[26, tr 6 ].
1.2.2. Vai trò của Đoàn thanh niên trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
24
- Khái niệm Hệ thống chính trị: Trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Đông và cả phương Tây, các nhà khoa học khẳng định không có khái
niệm về Hệ thống chính trị, mà nó chỉ xuất hiện trong nền chính trị hiện đại (chính trị thời kỳ tư bản chủ nghĩa) và được xem như một khái niệm cơ bản của chính trị học bởi nó liên quan đến phạm trù quyền lực. Ở Việt Nam, thuật ngữ Hệ thống chính trị được sử dụng từ Hội nghị Trung ương 6 (khoá V) năm 1989 thay cho khái niệm có nghĩa tương đồng là hệ thống chuyên chính vô sản và cho đến nay đã được các nhà nghiên cứu khái quát: “Hệ thống chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các
thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, trong việc đưa ra các quyết
định chính trị” [53, tr.289].
- Cấu trúc Hệ thống chính trị Việt Nam: Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể quần chúng là Công đoàn (Liên đoàn lao động), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
Về quá trình hình thành và phát triển: Hệ thống chính trị XHCN ở Việt Nam được hình thành từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (1945).
Tuy nhiên để phù hợp với đặc điểm phát triển của đất nước, qua các thời kỳ tên gọi của các tổ chức thành viên cơ bản có khác nhau nhưng cấu trúc, bản chất, chức năng và tính chất của các tổ chức thành viên vẫn không thay đổi. Đến nay, hệ thống chính trị Việt Nam vẫn phát triển theo mô hình có đỉnh quyền lực - Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, Nhà nước và các
tổ chức chính trị-xã hội, nói khác hơn là các tổ chức thành viên hoạt động theo cơ chế vận hành đó là: Đảng lãnh đạo- nhân dân làm chủ- Nhà nước quản lý . Trong hệ thống chính trị tuy có sự phân định chức năng của từng tổ
chức thành viên nhưng không thể thiếu cơ sở vận hành phối hợp chung để thực hiện một mục tiêu chung đó là quyền lực thuộc về nhân dân.
25
- Vai trò của Đoàn thanh niên trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn nhận định và đánh giá cao vị trí, vai trò của TTN và công tác Đoàn. Ngay từ giai đoạn đầu chuẩn bị lực lượng cách mạng chống đế quốc, giải phóng dân tộc, tại văn kiện đầu tiên của Hội nghị toàn thể Trung
ương Đảng (tháng 10 năm 1930) đã xác định: Đảng cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên; Đảng cộng sản tức là đội lãnh đạo của giai cấp công nhân, rất cần phải có một đám dự bị để lấy sức lực mới mẻ đem vào đội ngũ của mình; Đảng cộng sản cần phải có một cái trường học dự
bị, đào tạo những bọn con em của lao động cho Đảng cộng sản;Phải làm cho hết thảy đảng viên hiểu rằng công việc thanh niên cộng sản Đoàn là một việc
cần kíp, quan trọng như việc Đảng vậy.
Sau khi có chính quyền cách mạng, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến dành độc lập tự do, công tác dân vận của Đảng nói chung đã chuyển sang giai đoạn mới. Tại Chỉ thị của Trung ương Đảng (tháng 9 năm 1947) về
vận động các giới cũng nêu rõ: Vận động các giới theo lập trường đoàn kết rộng rãi; công tác vận động các giới đều hướng theo mục đích đoàn kết kháng chiến và chú ý cải thiện đời sống thiết thực của họ; những giới quan trọng phải đặc biệt chú ý đến họ: công nhân, thanh niên, phụ nữ, công giáo,
nông dân, các dân tộc miền ngược.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trước nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng đã chỉ rõ: công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng và vấn đề thanh niên
26
con người; Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là đội dự bị tin cậy của Đảng, củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn, nhất là Đoàn cơ sở. Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Đoàn, nhất là cán bộ thanh niên trong các tổ chức của Hội LHTN Việt nam do Đoàn thanh niên giữ vai trò nòng cốt.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn xác định TTN là lực lượng xung phong tình nguyện mang trí tuệ và sức trẻ hiến dâng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, Đảng đặc biệt quan tâm đến TTN và công tác Đoàn: Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng (Khoá X) chỉ rõ: Thanh niên là lực lượng đóng vai trò xung kích trong sự nghiệp đổi mới và đưa đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới,
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Thật vậy, trong công cuộc đổi mới, tuổi trẻ Việt Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh và sự nhạy cảm của mình trước thời cuộc, tạo nên diện mạo mới đặc trưng cho lớp trẻ ngày nay. Đó là lớp trẻ không đứng ngoài cuộc, không muốn
làm người bên ngoài vận hội. Hào khí của bao thế hệ trẻ đã làm nên những chiến công vang dội, hun đúc nên sức mạnh của dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam
luôn nêu cao tinh thần xung phong tình nguyện trên mọi mặt trận: Kinh tế, quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc, đấu tranh cho công bằng xã hội, học tập
tiến quân vào khoa học kĩ thuật; thanh niên còn tham gia các phong trào rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống văn hoá, phong trào rèn luyện tay nghề, thi thợ giỏi; kế thừa truyền thống đoàn kết, với tinh thần "Lá lành đùm lá rách
", các hoạt động nhân đạo từ thiện, tự nguyện hiến máu… của tuổi trẻ đã đi vào đời sống của đông đảo TTN. Nhiều "Công trình thanh niên " do tuổi trẻ làm nên với những kỳ tích phi thường: Khai thông lòng núi, đào đắp đường hầm, biến thuỷ năng thành điện năng….Các phong trào đó đã khơi dậy lòng yêu nước, tình cảm cách mạng và chí khí anh hùng vốn rất mãnh liệt trong
27
thanh niên Việt Nam, mang lại cho đất nước những thành quả to lớn trong thời kỳ đổi mới.
Trên mặt trận sản xuất công nghiệp, thanh niên là lực lượng nòng cốt đẩy mạnh các phong trào "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch", phong trào "Lao động sáng tạo", phong trào CKT (Chất lượng, kiểu dáng,
tiết kiệm), phong trào “Sáng tạo trẻ” góp phần nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ và chất lượng hàng hoá Việt
Nam.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính thanh niên là lớp người có đủ khả năng và nghị lực thực hiện sự chuyển
đổi có tính cách mạng sâu sắc đó. Họ là những người đi đầu tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, mở mang các hoạt động dịch vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Trong cuộc đấu tranh gay gắt chống lại sự suy thoái đạo đức, chống lại các TNXH phát sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhiều TN đã nêu gương sáng như:
không quản ngại khó khăn, nguy hiểm đấu tranh triệt phá những đường dây buôn lậu ma túy, trộm cướp; vận động nhiều người không sa vào các TNXH
giúp đỡ những người lầm lỗi...Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam càng phải tự ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình trước lịch sử, đó là xây dựng và phát triển xã hội, V.I. Lê nin đã khẳng định:
Nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa chính là do TN, lớp người thực hiện những nhiệm vụ trọng đại và những ước vọng cao đẹp mà thế
hệ trước chưa có điều kiện hoàn thành hoặc chưa làm được "Và nâng nó lên tầm cao mới với trình độ mới” .
Tiếp tục kế thừa, phát huy và phát triển những truyền thống tốt đẹp của lịch sử, những giá trị vật chất và tinh thần do các thế hệ trước tạo nên, những
28
tinh hoa dân tộc là nhiệm vụ tự thân của TTN, là vấn đề có tính quy luật của qúa trình phát triển xã hội. Không ai khác, chính TTN hôm nay mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về tài năng, trí tuệ, về tay nghề. . . của quá trình công nghệ hiện đại, tiên tiến. Hơn ai hết TTN có ý thức trau dồi kiến thức, năng lực và trình độ sẽ là người bắt kịp trình độ của TTN thế giới, đưa đất nước đi vào tương lai. Do đó, TTN không chỉ là lực lượng chính trong nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mà TTN còn là nguồn lực chủ yếu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thanh niên chẳng những đồng tình, ủng hộ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà còn hăng
hái tham gia đi đầu trong sự nghiệp trọng đại đó, thanh thiếu niên không thể