Chiến lược phát triển thương mại đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của trung quốc và tác động của nó toàn cầu (Trang 31 - 34)

3.1 Bài học kinh nghiệm

3.1.1 Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi cho sự phát triển của thương mại:

Trung Quốc tận dụng được nguồn nhân công và nguyên liệu giá rẻ để tạo lợi thế cho mình. Rất nhiều các sản phẩm được lưu hành trên thị trường có gắn mác “Made in China”, do rất nhiều các nhà sản xuất đã chọn Trung Quốc để xây dựng nhà máy lắp ráp hay chế biến.Nguồn đất đai rộng lớn đi kèm với sự phát triển cơ sở hạ tầng hấp dẫn bất kỳ nhà đầu tư nào.

3.1.2 Mở cửa thị trường, đa dạng hoá và tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế là điều kiện quan trọng trong chính sách cạnh tranh của bất kỳ quốc gia nào.

3.2 Một số đề xuất

Việt Nam có nguồn nhân công rẻ và dồi dào, mặc dù chưa có thể so được với Trung Quốc về số lượng, tuy nhiên đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động. Trong bối cảnh hiện tại, khi mà thời của lao động và nền sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc đang dần kết thúc, Việt Nam cần lấy cơ hội này để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong xã hội.

Tuy nhiên: “Một quốc gia cho rằng lực lượng nhân công giá rẻ của mình là lợi thế cạnh tranh nghĩa là quốc gia đó đã chọn sự nghèo đói” Giáo sư Michael

ngày 1/12/2008 tại TP.Hồ Chí Minh > Nhân công giá rẻ có thể thu hút đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm, nhưng nó cũng đồng nghĩa với cuộc sống khó khăn của người lao động và hạn chế khả năng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt khi hội nhập sâu nền kinh tế toàn cầu. Lao động giá rẻ có thể thu hút đầu tư, nhưng chủ yếu ở các nhành công nghiệp nhẹ, thủ công, năng suất không cao, về lâu dài sẽ dẫn đến một số hệ lụy. Do vậy, bên cạnh việc tận dụng giá nhân công rẻ này, cần thiết có sự nâng cao chất lượng lao động ở các ngàng công nghiệp nặng, công nghệ thông tin và tăng cường khoa học. Như vậy về lâu dài, những lao động có trình độ sẽ có sự đóng góp lớn hơn.

Ngày 25/9, mạng tin trực tuyến Stuff.co.nz dẫn lời cựu Tham tán thương mại New Zealand tại Việt Nam Peter Healy cho rằng, mặc dù bị tụt hậu do chiến tranh nhưng Việt Nam giờ đây là một trong những nơi dễ tiếp cận nhất để mở rộng kinh doanh ở châu Á.

Ông Healy mô tả Việt Nam là một đất nước đầy tiềm năng, dân số trẻ, sức tiêu thụ ngày một tăng trong đó có cả hàng của New Zealand sản xuất.

Đáng chú ý là thị trường bán lẻ ở Việt Nam tăng trưởng tới 30% mỗi năm trong hơn một thập niên qua và tiếng tăm toàn cầu của Việt Nam đã mở ra những cơ hội khác. Ông Healy cho rằng các công ty New Zealand đã bỏ qua một số cơ hội lớn trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trường học, sân bay và hải cảng ở Việt Nam.

Công ty may mặc Retro Clothing ở Auckland (thành phố lớn nhất của New Zealand) đã đến Việt Nam và không những tiết kiệm được 2/3 chi phí mà còn thu hút được nhiều sự chú ý hơn là khi làm ăn ở trong nước.

Mitchell Pham, Tổng giám đốc Augen Software Solutions cũng tán thành quan điểm này, cho rằng các công ty New Zealand "chỉ nhìn thấy chi phí mà không thấy những lợi ích lâu dài'' của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là vì tập quán tự làm của người New Zealand đã hạn chế các doanh nghiệp hướng ra bên ngoài.

Việt Nam có điểm bất lợi là ở chỗ các thủ tục hành chính còn phức tạp và rườm rà. Điều này hạn chế phần nào các nhà đầu tư nước ngoài, do e ngại thủ tục cũng như khi xuất khẩu hàng hóa.Ưu điểm lớn nhất của Việt Nam được hầu hết các công ty Nhật Bản thừa nhận, đó là sự ổn định về chính trị - xã hội. Chỉ có 2,4% số công ty cho rằng, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam không ổn định (tương đương với Trung Quốc), trong khi con số này ở Thái Lan là 3,2%, Philippines 39,9% và Indonesia 58,9%. Nếu kết hợp được 2 điểm này, thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ có tương lại phát triển lâu dài.

4.Kết luận

Chính sách thương mại đã góp phần đưa Trung Quốc trở thành thế lực kinh tế mới bên cạnh các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong bối cảnh thế giới vừa trải qua suy thoái kinh tế, Trung Quốc vẫn có tăng trưởng ở mức cao, thể hiện tiềm lực mạnh mẽ của “ Công xưởng thế giới” và hứa hẹn trong tương lai gần thế giới sẽ thấy 1 sự soán ngôi.Tuy vậy, việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng đi kèm đó là bình đẳng xã hội vẫn là thách thức không nhỏ với các nhà kinh tế Trung Quốc và thế giới

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của trung quốc và tác động của nó toàn cầu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w