T Ngày 21-12, ổ chức hương mại thế giới (WO) thành lập một ủy ban đặc biệt điều tra việc rung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô heo ân Hoa xã, ủy ban được
2.4 Những tác động của các chính sách thương mại Trung Quốc đến Việt Nam
Nam
Trung Quốc hiện tại là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba (sau Mỹ và Nhật) của Việt Nam. 5 tháng đầu 2008, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với tổng kim ngạch 482,17 triệu USD chiếm 1,99% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gồm gỗ & sản phẩm gỗ, cao su và hạt điều là những mặt hàng chủ lực (chiếm tới 86,74% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc).
Ngoài việc là một nhà nhập khẩu lớn, Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu cho Việt nam. Đối với mặt hàng nông sản và nguyên phụ liệu, tính trong 5 tháng đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 807,51 triệu USD. Nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc gồm sữa & sản phẩm sữa, gỗ & sản phẩm gỗ, cao su, thuốc trừ sâu & nguyên liệu, thức ăn gia súc, lúa mỳ, bột mỳ, dầu mỡ động thực vật và phân bón.
Từ giữa tháng 3/2009, Trung Quốc, thị trường nhập khẩu chủ lực mặt hàng nông sản Việt Nam bắt đầu dựng hàng rào kỹ thuật, nhằm siết chặt vấn đề chất lượng. Nếu như năm 2008, thặng dư thương mại mà doanh nghiệp Việt Nam mang về cho nhóm ngành hàng này con số 203,25 triệu USD, thì nay, với hàng rào mới thiết lập như vậy, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam gặp khó khăn.
Từ giữa tháng 3/2009, cao su là mặt hàng đầu tiên ảnh hưởng từ chính sách "đóng biên" mà phía Trung Quốc đưa ra. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu mủ cao su sang thị trường Trung Quốc nói, lượng mủ xuất qua con đường mậu biên đã giảm mạnh kể từ khi nước này tăng cường áp dụng chính sách giám sát. Theo số liệu của bộ Công thương, lượng mủ cao su xuất sang Trung Quốc trong hai tháng đầu năm đã giảm khá mạnh. Mặc dù qua tháng 3 tăng trở lại 36,12% về lượng và 28,07% về trị giá so với tháng trước, đạt trên 34 ngàn tấn với trị giá 49,2 triệu USD, nhưng con đường xuất khẩu chỉ còn lại chính ngạch qua cảng biển. Do đó, theo dự báo của trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp và nông thôn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên sang Trung Quốc trong năm 2009 nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ khoảng 1,98% so
Cũng từ tháng 3, mặt hàng mì lát, cũng bị Trung Quốc đưa vào danh sách "cần phải giám sát chặt" việc nhập khẩu. Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, mì lát xuất sang Trung Quốc trên bao bì phải ghi rõ nơi sản xuất, phẩm cấp, tên doanh nghiệp, ngày tháng chế biến, đồng thời ghi rõ là tinh bột sắn dùng cho công nghiệp hay dùng cho thực phẩm, không được phép vận chuyển lẫn lộn. Từ ngày 1.7.2009, phía Trung Quốc cũng đưa ra yêu cầu năm loại quả gồm dưa hấu, nhãn, vải, chuối, thanh long của Việt Nam khi xuất vào thị trường này cũng phải có nguồn gốc từ các vườn trồng và nhà máy đóng gói đã được
đăng ký.
Xét về tương quan thương mại hai chiều nhóm ngành nông lâm thuỷ sản và vật tư phục vụ ngành này, thì Việt Nam vẫn chiếm lợi thế. Năm 2008, xuất khẩu Trung Quốc sang Việt Nam mặc dù đạt khoảng 1,7 tỉ USD, gồm các mặt hàng chủ yếu như phân bón (trên 700 triệu USD), chế phẩm chăn nuôi (173 triệu USD), dầu đậu tương (36,4 triệu USD), thuốc trừ sâu (166 triệu USD)... Thế nhưng, giá trị kim ngạch mà doanh nghiệp Việt Nam xuất sang thị trường này lại lên tới trên 1,9 tỉ USD, thặng dư 203,25 triệu USD, gồm các mặt hàng cao su, hạt điều, tinh bột, inulin, sắn, dong, khoai, cà phê, rau, củ, quả, gỗ... Với giá trị kim ngạch như vậy, Trung Quốc là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Nhiều mặt hàng, như cao su (Trung Quốc chiếm tới 64% sản lượng xuất của Việt Nam năm 2008), điều, rau, củ quả, tiêu... từ trước tới nay, vẫn lệ thuộc thị trường Trung Quốc. Trung Quốc ăn hàng thì giá tăng, không ăn hàng thì giá giảm, dội chợ... Doanh nghiệp phải chủ động cơ cấu lại thị trường để giảm thiểu rủi ro.
Trung Quốc đứng thứ 15 về đầu tư tại Việt Nam.Hiện có tới hơn 2.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư trực tiếp (FDI) và kinh doanh tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 6-2010, đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam (tính theo vốn đăng ký) là 2,92 tỉ đô la Mỹ. Dự án lớn nhất là nhà máy sản xuất phôi thép
của Công ty TNHH Fuco đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ II (Bà Rịa - Vũng Tàu) với vốn đăng ký 180 triệu USD. Một vài dự án khác có vốn đăng ký trên 100 triệu USD thuộc về các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM, Hải Phòng và Lào Cai.
Tính đến hết năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc lớn hơn bảy lần quy mô đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam (22 tỷ USD so với 2,9 tỉ). Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Trung Quốc ở Hà Nội mới công bố gần đây chỉ ra nguyên nhân: mặc dù trong những năm gần đây quy mô của dự án đầu tư từ Trung Quốc đã tăng, có nhiều dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD nhưng bên cạnh đó vẫn có những dự án có vốn đầu tư dưới 500.000 USD, thậm chí dưới 100.000 USD.
“Quy mô nhỏ đã kéo theo tình trạng hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc có công nghệ thấp, chỉ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng phổ thông”, báo cáo viết. Quy mô đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào nước ta cũng chưa tương xứng với điều kiện thực tế. Trong khi các nhà đầu tư Đài Loan coi Việt Nam là “sự chuẩn bị cho đầu tư vào đại lục” nên chỉ tính đến hết năm 2009, đã có tới hơn 2.000 dự án đầu tư từ Đài Loan với hơn 20 tỷ USD vốn đăng ký thì số vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 của Việt Nam và bằng 3% vốn đầu tư vào Việt Nam của nước đứng đầu là Mỹ (nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài). Sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như việc xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và các hình thức hợp tác khác dường như vẫn chưa khiến doanh nhân Trung Quốc thúc đẩy đầu tư qua kênh này so ột số khó khăn của doanh nghiệp Trung Quốc khi sang Việt Nam là chưa hiểu đầy đủ về môi trường đầu tư nước ta. Đồng thời, hệ thống pháp luật
Họ cũng khó tìm được đối tác lý tưởng ở Việt Nam, chưa tạo được lòng tin với doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
“Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã không giữ chữ tín, ý thức thương hiệu kém, dịch vụ hậu mãi kém nên đã ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam với các hình thức kinh doanh khác.