Phương pháp phân tích sử liệu học:

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn môn lưu trữ - đại học nội vụ (Trang 34 - 35)

- TLLT là một nguồn sử liệu có giá trị cùng với những nguồn sử liệu khác (như TL phim ảnh, hiện vật, dân tộc học, ngôn ngữ học, TL điền dã…). Việc nghiên cứu các nguồn sử liệu đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng nên các phương pháp khoa học: phương pháp xác minh độ chính xác, phương pháp xác minh thời gian, phương pháp xác minh địa điểm hình thành TL, xác minh nội dung thông tin chứa đựng bên trong TL… để chỉ ra độ chính xác. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc những vấn đề về phê phán sử liệu học sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình XĐGTTL nhằm lựa chọn được những TL chính xác nhất, giá trị nhất để bảo quản trong các LT khác nhau.

- Giữa sử liệu học và lý luận XĐGTTL có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đó là trong khi góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản trong quá trình lựa chọn TL thì cũng đồng thời góp phần tăng thêm và phát triển mạnh mẽ lý luận của sử liệu học.

*Các tiêu chuẩn XĐGTTL:

KN: Từ những nguyên tắc các các phương pháp phân tích ở trên trong XĐGTTL mang tính định hướng thì chúng ta còn nghiên cứu xây dựng nên các tiêu chuẩn được sử dụng như những thước đo cụ thể để XĐGT cho TL. Tiêu chuẩn chính là thước đo để đánh giá (đo lường) một đối tượng nào đó.

- Tiêu chuẩn luôn ảnh hưởng tới chất lượng cuối cùng của bất kỳ một công việc nào. Việc xác định đúng đắn những tiêu chuẩn dùng để đánh giá sẽ có tác dụng rất lớn hoặc ngược lại sẽ có những tác hại lớn trong hoạt động thực tiễn.

- Nội dung của các tiêu chuẩn được hình thành trên những yếu tố mang tính khách quan và đều có thể thay đổi thực tiễn của cuộc sống XH.

- Việc xác định các tiêu chuẩn không phải là ngẫu nhiên, mà chủ yếu dựa trên các yêu cầu chính như sau:

+ Phải có cơ sở lý luận khoa học

+ Phải phù hợp với trình độ thực tiễn của chính XH đó + Phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn công việc.

Một phần của tài liệu Đề cương luận văn môn lưu trữ - đại học nội vụ (Trang 34 - 35)