Sự cần thiết của việc rèn luyện, giáo dục đạo đức đối với thanh

Một phần của tài liệu đạo đức thanh niên tỉnh sóc trăng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 34)

6. Kết cấu luận văn

1.4.4Sự cần thiết của việc rèn luyện, giáo dục đạo đức đối với thanh

Khi bàn về giáo dục vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, theo Hà Thế Ngữ thì: “Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội, tham gia lao động sản xuất bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người” [11, trang 3].

Theo Bùi Hiền và các cộng sự cho giáo dục là: “Hoạt động hướng tới con nguời thông qua hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội” [12, trang 3].

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giáo dục, đó là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”.

Như vậy, từ các quan điểm trên cho thấy, giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt đó là sự tác động từ bên ngoài một cách có hệ thống (gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, niềm tin, phẩm chất đạo đức…) vào đối tượng giáo dục (sự tác động này thông qua các nhà sư phạm đến với học sinh, sinh viên); mặt khác thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiên dần dần tiến tới sự tự giáo dục.

32

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt xuất hiện sớm trong lịch sử xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh từ nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội, nhờ có giáo dục mà tri thức, kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình phát triển của các thế hệ trước đó (bao gồm: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, niềm tin cùng những chuẩn mực, phương thức ứng xử đã thực hiện trong các hoạt động, các mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu) được truyền thụ lại cho các thế hệ nối tiếp để có thể duy trì và phát triển hoạt động lao động sản xuất, hoạt động xã hội, cũng như các mối quan hệ xã hội…Nếu không có giáo dục sẽ không có sự tái sản xuất ra hoạt động lao động sản xuất, các hoạt động khác và các mối quan hệ xã hội.

Ngày nay, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học – kỹ thuật, tổ chức quản lý, năng lực thực tiễn của con người và cùng với khoa học, sản xuất, giáo dục là một trong ba bộ phận hợp thành cơ cấu thống nhất, trở thành nhân tố quyết định đối với nền kinh tế quốc dân [12, trang 4]. Không chỉ thế giáo dục còn tác động lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng cho toàn xã hội, bồi dưỡng một lối sống lành mạnh, xây dựng một nền văn hóa kết tinh được những tinh hoa của nhân loại, đồng thời mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc bằng việc giáo dục cho thế hệ trẻ và các tầng lớp nhân dân.

Thấy được tầm quan trọng của giáo dục và vị thế của thanh niên, các nhà kinh điển C.Mác - V.I.Lênin chỉ rõ để cách mạng thắng lợi cần phải tập hợp và giáo dục thanh niên, trong đó việc giáo dục đạo đức là việc hệ trọng. C.Mác viết: “Nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận thức rất rõ ràng rằng tương lai của giai cấp họ…hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [6, trang 118]. V.I.Lênin trong bài diễn văn tại Đại hội III của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga chỉ rõ: “Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện, dạy dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản trong thanh niên” [26, trang 244].

33

Ở nước ta, từ xưa, ông cha ta cũng đã xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo qua học hành thi cử (như thi Đình, thi Hội, thi Hương) để chọn người tài phát triển đất nước. Nền giáo dục đó hướng theo sự hài hòa giữa “dạy chữ” (tri thức, tài năng) và “dạy làm người” (đạo đức), nhưng dạy làm người vẫn là mục đích cao nhất, bởi “Đức thắng tài” và “Chữ tâm đó mới bằng ba chữ tài”.

Kế thừa, phát huy truyền thống trong giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc cùng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cách nhìn đúng đắn và xem giáo dục thanh niên là vấn đề chiến lược, là nhiệm vụ quan trọng của cách mạng. Giáo dục thanh niên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là giáo dục toàn hiện cả chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật… nhưng tất cả đều được Người đặt trên nền tảng đạo đức. Người yêu cầu thanh niên phải có đức, có tài, nhưng vẫn lấy đức làm gốc, bởi lẽ tài chỉ có thể phát huy tác dụng lâu bền và ngày càng phát triển khi đặt trên nền tảng của đức. Người nói: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà không có tài ví như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” [21, trang 498] và Người căn dặn thanh niên: “Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng” [23, trang 305].

Ngày nay, đi vào kinh tế thị trường, mà thị trường lấy lợi ích làm đầu, vậy có cần nói chuyện đạo đức nữa hay không, hay hội nhập làm ăn với thế giới, chỉ còn lo chạy đua về kiến thức, chỉ cần rèn luyên kỹ năng là đủ. Đúng là so với khu vực và thế giới, người lao động Việt Nam còn thua kém họ về nhiều mặt. Nước ta đang phải tiếp tục hoàn thiện cả về cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, nhưng cái yếu kém đáng lo ngại hiện nay vẫn là đạo đức con người. Trong con người, vấn đề kiến thức – kỹ năng vẫn chưa phải là cấp bách nhất, bởi điều này có thể khắc phục nhanh chóng trong vài ba năm nếu ta có quyết sách về giáo dục - đào tạo. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay lại là những nhược điểm, khuyết tật thuộc về đạo đức. Những yếu kém đó là chủ

34

nghĩa cá nhân vị kỷ, chạy theo danh vị, tiền tài, sinh ra kèn cựa, mất đoàn kết, không hợp tác được với nhau.

Đạo đức không phải là bẩm sinh, không ai sinh ra đã là thiện hay ác. Chúng ta thừa nhận có những yếu tố thuận nghịch khác nhau ở mỗi cá nhân trong việc tiếp nhận yêu cầu đạo đức của xã hội, song vai trò quyết định nhất vẫn là thuộc về công tác giáo dục. Đạo đức nảy sinh do yêu cầu làm thế nào để hành vi cá nhân phù hợp với lợi ích cảu người khác và toàn xã hội. Như vậy, đạo đức bao giờ cũng đòi hỏi phải đạt tới sự thống nhất giữa yêu cầu khách quan của xã hội với sự tiếp nhân chủ quan, tự nguyện của mỗi cá nhân. Xã hội, mỗi thời kỳ khác nhau đều đề ra một hệ thống những khái niệm, chuẩn mực quy phạm để chỉ đạo và điều chỉnh hành vi của con người, buộc con người phải có hành vi đúng đắn, phù hợp với đòi hỏi của xã hội, làm cho hành vi đó lặp đi lặp lại trở thành thói quen, thành phẩm chất và niềm tin đạo đức của cá nhân. Song không phải cứ xã hội yêu cầu thì mọi cá nhân đều tự nhiên tiếp nhận và làm theo. Xã hội nào cũng có những đứa con “nghịch tử”, những cá nhân “nổi loạn” chống lại những yêu cầu đó, hoặc chỉ chấp nhận bề ngoài, còn trong hành động thực tế thì làm ngược lại.

Ở đây nổi lên vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người. Có không ít trường hợp con người vi phạm đạo đức không tự giác mà không biết, do thiếu những tri thức đạo đức thông thường. Vì vậy, giáo dục đạo đức là công việc rất cần thiết nhằm trang bị cho thanh niên những tri thức cơ bản, có hệ thống về đạo đức học, để họ biết cái gì đúng phải làm theo, cái gì sai phải tránh. Đặc biệt trong những hoàn cảnh có biến động về chính trị - xã hội, như từ chiến tranh sang hòa bình, từ nông thôn sang thành thị,… hiện nay, ta cũng đang ở giai đoạn chuyển đổi về cơ chế kinh tế, mở cửa hợp tác làm ăn với nước ngoài,… Sự chuyển đổi đó đang dẫn đến những xung đột mới về lợi ích, kéo theo những xung đột về đạo đức, đến sự loạn chuẩn giá trị. Thế hệ trẻ hiện nay đang đứng trước một sự lựa chọn khó khắn giữa cái cũ và cái mới, cái đúng và cái sai, cái chân chính và cái ngụy

35

tạo, cái tập thể và cái bè cánh, phường hội,v.v… Giáo dục đạo đức trước tiên là phải giúp phân biệt rạch ròi về những vấn đề này.

Giáo dục đạo đức là khâu quan trọng nhất, khâu mấu chốt để chuyển hóa những nguyên tắc, quy phạm, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành phẩm chất nội tại và hành động tự giác của cá nhân. Những chuẩn mực đạo đức xã hội có tính chất mệnh lệnh, còn một hành vi được coi là đạo đức phải là một hành động tự nguyện tự giác, xuất phát từ động cơ, tình cảm, từ niềm tin đạo đức cá nhân. Quá trình nội tâm hóa những quy phạm đạo đức xã hội thành hành động tự giác của cá nhân đó là bản chất của việc giáo dục đạo đức, do đó vai trò của giáo dục đạo đức là vô cùng quan trọng.

Muốn đạt hiệu quả, giáo dục đạo đức theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không thể dừng lại ở bồi dưỡng ý thức đạo đức đơn thuần, ở thuyết giảng đạo đức suôn mà Người đòi hỏi giáo dục đạo đức phải đi liền với tổ chức, hành động. Người còn nhắc nhở: “giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận của xã hội” [2, trang 568], phải tạo nên dư luận xã hội lành mạnh lên án cái ác, ca ngợi cái đẹp. phải “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau” đó “còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn” [22, trang 558].

Ngày nay lớp trẻ đang sống trong nền kinh tế mở. Nền kinh tế đã làm cho bộ mặt xã hội đổi mới, khoa học – kỹ thuật phát triển, những mặt trái của nó là vì lao theo lợi nhuận và đồng tiền một cách mù quáng nên con người dễ bị tha hóa, lẽ sống “mình vì mọi người” dễ bị phai nhạt. Chính vì thế, công tác giáo dục thanh niên trở nên vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay vì cách mạng Việt Nam có bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không một phần lớn tùy thuộc vào kết quả bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Vì vậy, chúng ta không ảo tưởng cho rằng chỉ cần có đạo đức chung chung, chỉ cần nhiệt tình,… là có thể đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Do đó, cùng với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình, mỗi cá nhân phải phát triển yếu tố tài năng trên cơ sở đạo đức có được.

36

Cuộc sống luôn luôn chứng tỏ rằng, tài năng con người muốn phát triển phải dựa trên cơ sở của sự phát triển đạo đức. Không có những phẩm chất, những giá trị đạo đức làm cơ sở, nền tảng, tài năng sẽ rất khó phát triển hoặc phát triển một cách méo mó lệch chuẩn; thậm chí có nhiều “tài năng” sẽ trở thành tội ác, phản đạo đức, phản nhân văn, đem lại thảm họa cho con người.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiên đại, có người cho rằng, chỉ cần phát triển tài năng là đủ. Theo họ có tài nghĩa là đã có đức, vì vậy chỉ cần luyện tài mà không cần luyện đức cũng đủ biến đổi cuộc sống, biến đổi xã hội. Đây là một quan niệm không biện chứng, không khoa học.

Tóm lại, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì bên cạnh những mặt tích cực như giúp con người đặc biệt là thanh niên có điều kiện phát triển nhân cách cá nhân: Tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp được khẳng định. Nhưng bên cạnh đó, kinh tế thị trường còn kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Đặc biệt, đối với nước ta khi mới bước vào kinh tế thị trường, sự đụng độ giữa kinh tế thị trường và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng trở thành một vấn đề nan giải. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để phát triển kinh tế thị trường mà vẫn giữ được nét đẹp riêng, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho toàn xã hội Việt Nam để từ đó ta có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

37

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN Ở SÓC TRĂNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.1 Thực trạng đạo đức thanh niên ở Sóc Trăng hiện nay

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội - một lĩnh vực tinh thần của xã hội, đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay nói chung và đạo đức thanh niên nói riêng đang chịu sự tác động có tính chất hai mặt của quá trình đổi mới đất nước. Cùng với sự biến đổi hết sức phức tạp. Vì thế, chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng đạo đức của thanh niên, ý thức được những mặt tích cực, đồng thời cũng ý thức được những hậu quả nghiêm trọng của sự suy thoái đạo đức trong thanh niên. Trên cơ sở đó, chúng ta tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của đạo đức thanh niên để xác định phương hướng và giải pháp cần thiết nhằm phục hồi và phát triển đạo đức lành mạnh trong thanh niên.

2.1.1 Những ƣu điểm của đạo đức thanh niên Sóc Trăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đời sống xã hội nước ta hiện nay những nhân tố tích cực về đạo đức, những giá trị đạo đức truyền thống quý báu vẫn đang được nhân dân nói chung cũng như thanh niên Sóc Trăng nói riêng còn lưu giữ và phát huy trong điều kiện mới, ở tầm cao mới. Những gương sáng đạo đức, lối sống và nhân cách vẫn đang xuất hiện không ít trên các chương trình của đài truyền thanh tỉnh, những giá trị và chuẩn mực đạo đức mới đáp ứng với những yêu cầu của xã hội mới cũng đang được hình thành.

Lao động cần cù, tinh thần bất khuất và nhân nghĩa là đặc trưng biểu hiện bản chất của con người Việt Nam nói chung, bản chất của thanh niên Việt Nam và Sóc Trăng nói riêng. Những phẩm chất đạo đức như cần cù, chịu khó, dũng cảm, bất khuất, vị tha, bao dung và nhân ái đã làm nên cốt cách của thanh niên Việt Nam. Những phẩm chất đó được cụ thể hóa ở hành vi và thái độ sống, ở quan hệ đối nhân xử thế trong đời sống xã hội từ thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác. Nét đẹp đạo đức của thanh niên Việt Nam từ

38

truyền thống đến hiện đại vẫn còn lưu giữ một cách bền vững những phẩm chất đáng quý như: đức tính trung thực và sự ngay thẳng, khiêm tốn và tự tin, sự gắn bó đoàn kết trong tập thể trong cộng đồng, trọng khí tiết và danh dự,

Một phần của tài liệu đạo đức thanh niên tỉnh sóc trăng hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 34)