6. Kết cấu luận văn
1.4.2 Vị trí của đạo đức trong xã hội
Từ xưa nay vấn đề đạo đức vẫn được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong đời sống xã hội nhân loại. Ở nước ta, từ khi phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của đạo đức ngày càng trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, nhất là trong những năm gần đây khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm thay đổi những vấn đề căn bản trong cuộc sống hàng ngày, Để xã hội phát triển đi lên đồng thời vẫn giữ được cái hồn dân tộc thì vấn đề đạo đức phải hết sức chú trọng, đặc biệt là thế hệ thanh niên hiện nay.
Nói đến đạo đức, Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là nền tảng của cách mạng. Người nói: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, “sức có mạnh mới gánh được nặng đi xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [1, trang 29]. Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động, với dân
24
tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy phải thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh mình. Trong xã hội nếu không có đạo đức, không thể có được niềm hạnh phúc cho mỗi con người.
Đạo đức cách mạng không chỉ là cái gốc của người cách mạng mà còn là động lực mạnh mẽ để người cách mạng đi đến cái trí. Khi đã có trí, hiểu biết khoa học, chủ nghĩa Mác, phương pháp cách mạng… thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa của mình đã giác ngộ, đã đi theo. Theo Bác: “Đạo đức cách mạng giúp con người vững vàng trong mọi thử thách. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước; khi gặp thuận lợi thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, mới “lo trước nỗi thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành cho tốt nhiệm vụ chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ. Không công thần, không quan lieu, không kiêu ngạo, không hủ hóa” [21, trang 29]. Sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp to lớn, khó khăn và nặng nề, con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp. Vì vậy, chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội.
Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của Lênin: “Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại”. Ở đây. “đạo đức” là những phẩm chất cần mà con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Còn “văn minh” tức là trí tuệ, đó là sự hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Trong đó, đạo đức là nguồn gốc, nền tảng bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết phải có cái tâm, cái đức trong sáng.
Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động; trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả mối quan hệ của con người đó là đối với mình, với việc
25
để mọi người phấn đấu, rèn luyện từ đó phục vụ cho sự nghiệp cách mạng to lớn. Tóm lại, có thể khẳng định rằng đạo đức có vị trí cực kì quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện con người mới, đặc biệt là lớp thanh niên Việt Nam trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.