1. Thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng.
Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành hoặc giảm được tỷ lệ hàng hỏng so với qui định.
Điều kiện xét thưởng: phải có mức sản lượng, phải tổ chức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ về số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành.
2. Thưởng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và vật liêu.
Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vật tư.
Điều kiện xét thưởng: tiết kiệm vật tư nhưng phải đảm bảo qui phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, làm tốt công tác thống kê, hoạch toán số lượng và giá trị vật tư tiết kiệm được.
3. Thưởng sáng kiến:
Bất kỳ CBCNV Công ty có sáng kiến làm lợi cho Công ty đều được khen thưởng. Mức thưởng áp dụng như sau:
a. Làm lợi cho Công ty dưới 1 triệu đồng: 20 % phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 40.000 đồng
b. Làm lợi cho Công ty từ 1 triệu đồng đến 5 triệu: 15 % phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn đồng 200.000 đồng
c. Làm lợi cho Công ty từ 5 triệu đồng đến 10 triệu: 10 % phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 700.000 đồng.
d. Làm lợi cho Công ty từ 10 triệu đồng đến 50 triệu: 5 % phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn đồng 1.000.000 đồng
e. Làm lợi cho Công ty từ 50 triệu đồng đến 100 triệu: 3 % phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 2.500.000 đồng.
f. Làm lợi cho Công ty từ 100 triệu đồng đến 500 triệu: 1 % phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 3.000.000 đồng.
g. Làm lợi cho Công ty trên 500 triệu: 0.5 % phần lợi đem lại nhưng không thấp hơn 5.000.000 đồng.
h. Các sáng kiến không thể tính được doanh thu thì mức thưởng là 200.000 – 1000.000 đồng tuỳ theo các trường hợp.
KẾT LUẬN
Qua phân tích trên ta thấy Công ty Dệt Kim Thăng Long về cơ bản đã thực hiện đúng chức năng tiền lương theo quy định của Nhà. Tuy nhiên công tác này vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nên chưa phát huy được sức mạnh của chính sách lương, thưởng trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên. Vì thế, thay đổi chính sách lương thưởng là cần thiết. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thay đổi cần phân tích các yếu tố thúc đẩy và cản trở thông qua mô hình phân tích trường lực. Từ đó mới nhìn nhận được nguyên nhân sâu xa của vấn đề và tìm ra giải pháp tối ưu, phù hợp nhất. Nhóm chúng tôi đã đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác trả lương, thưởng của Công ty Dệt Kim Thăng Long nhằm khuyến khích người lao động hăng say làm việc, động viên người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, tạo ra bầu không khí cạnh tranh lành mạnh trong công việc. Qua đó, xác định rõ lương, thưởng là các khoản chính trong thu nhập có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động, là chất kết dính quan trọng gắn bó người lao động với sự phát triển của Công ty, bảo đảm cho Công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức thực tế còn hạn chế, do đó bài nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh được những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp của Thầy và các anh, chị trong lớp để bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi được hoàn thiện hơn.