Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2014 (Trang 66)

tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Hợp Tiến giai đoạn 2011-2014

*Thuận lợi

Trong những năm vừa qua, công tác giải quyết tranh chấp đất đai của xã Hợp Tiến đã đạt được 1 số kết quả nhất định, để có được những kết quả đó là nhờ: Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ban ngành có liên quan và sự nỗ lực giải quyết của chính quyền xã, đã tổ chức giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai làm ổn định tình hình kinh tế xã hội.Các ngành chức năng đã nổ lực phấn đấu tìm mọi biện pháp thực hiện từng mặt công tác và hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, hoàn chỉnh hơn làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng tốt hơn.UBND xã Hợp Tiến luôn quan tâm chỉ đạo cán bộ địa chính tích cực phối hợp giải quyết các vụ tranh chấp đất đai. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, trợ giúp pháp lý, cũng như tuyên truyền sâu rộn g các quy định của pháp luật về đất đai các Thông tư, Nghị định văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, UBND huyện và UBND tỉnh. Phát huy dân chủ, tinh thần làm chủ trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ làm tốt công tác tiếp dân giải thích về vấn đề công dân khiếu kiện ngay tại xã, sau khi hiểu được sự việc một số công dân đã tự nguyện rút đơn. Mặt khác một số cán bộ tại xóm cũng làm tốt công tác hòa giải ngay khi vụ việc mới phát sinh.

* Khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giải quyết tranh chấp đất đai của xã Hợp Tiến cũng gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc:

- Việc kiểm tra quản lý, sử dụng đất còn nhiều yếu kém và không được chú trọng do vậy không phát hiện kịp thời các sai phạm, đến khi phát hiện thì hậu quả gây nên là rất khó giải quyết, khiến cho việc xử lý trở nên khó khăn và phức tạp.

- Tình hình tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Việc tuyên truyền giáo dục Luật Đất đai, các chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết còn ở phạm vi chưa phổ biến, rộng rãi. Công tác vận động học tập và tuyên truyền pháp luật chưa được thường xuyên sâu rộng.

- Ý thức của người dân còn chưa cao, sự hiểu biết về pháp luật còn thấp, vẫn mang nặng tư tưởng khiếu kiện thắng thua dẫn đến việc không đồng ý với Quyết định hòa giải.

- Nhiều giấy tờ liên quan đến vụ việc bị thất lạc nên trong quá trình giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn.

- Chưa có cơ chế, quy định cụ thể giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến các vẫn đề tồn tại do lịch sử để lại.

*Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết

tranh chấp đất đai.

- Về khách quan:

+ Một số quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự chồng chéo mâu thuẫn, nên khi giải quyết không có đủ cơ sơ pháp lý hoặc lúng túng trong việc áp dụng pháp luật chủ yếu là các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, quy định về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

+ Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ giao giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều xã thị trấn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

+ Nhận thức của một số người dân chưa đầy đủ, nhiều quyết định giải quyết đúng thẩm quyền và đã có hiệu lực nhưng đương sự không thực hiện gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong việc sử lý.

- Về chủ quan:

+ Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân, tham mưu, giải quyết tranh chấp đất đai còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm hoặc chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu kiện nên giải quyết vụ việc chưa được khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa đảm

bảo vụ việc được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không nhất trí tiếp tục khiếu kiện.

+ Công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm tranh chấp đất đai tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa được thường xuyên.

+ Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội chưa chặt chẽ, có vụ việc phối kết hợp chưa tốt, cùng một số việc cùng nhiều ngành, nhiều cấp cần giải quyết.

*Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp

đất đai của xã Hợp Tiến trong thời gian tới

Giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian qua của xã Hợp Tiến cho thấy tranh chấp là một hiện tượng xã hội có tính phức tạp. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Nó liên quan đến quyền lợi và lợi ích của người dân và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền .Để nâng cao hiệu quả trong công tác giả quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới cho xã Hợp Tiến em xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Đảng ủy, Chính quyền đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

- Tăng cường cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai có trình độ năng lực, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tác phong tốt và chịu trách nhiệm trong việc thẩm tra xác minh, đề xuất xử lý trước cấp trên, đồng thời tạo điều kiện về phương tiện vật chất dể cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Uỷ ban nhân dân xã cần phải tăng cường hơn nữa công tác giải quyết tranh chấp đất đai, đăc biệt là công tác hòa giải, tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm những vụ tranh chấp kéo dài, không để xảy ra điểm nóng. Khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân và đề cao vai trò của chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở trong việc vận động nhân dân hòa giải các tranh chấp đất đai, Pháp luật cần có những quy định xử lý

các bên không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết khi hòa giải nhằm buộc họ phải tôn trọng các cam kết của mình.

- Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa chính của các xã, thị trấn để làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Kiên quyết xử lý nhanh, xử lý dứt điểm các vụ tranh chấp kéo dài, để đạt được điều đó thì cán bộ giải quyết phải coi trọng việc tiếp xúc thường xuyên với đương sự trong quá trình giải quyết.

Một số đơn vị chưa thật sự quan tâm tới công tác này nên chưa kịp thời giải tỏa những mâu thuẩn trong nhân dân, hàn gắn tình làng nghĩ a xóm nên lượng đơn tiếp tục phát sinh lên cấp trên. Để làm tốt hơn nữa công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thời gian tới và nhất là định hướng lâu dài trong tương lai thì các cấp lãnh đạo nhà nước nhất là ngành địa chính cần quan tâm tới các vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý đất đai am hiểu về pháp luật, vững vàng về nghiệp vụ và có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, bố trí công tác phù hợp, cán bộ chuyên trách làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai nhiều hơn nữa để mọi người dân thực hiện theo pháp luật.

+ Tăng cường các chuyên mục về đất đai trên báo, đài để phổ biến rộng rãi kiến thức pháp luật về đất đai tới mọi người dân.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Xã Hợp Tiến đã thực hiện nghiêm túc thủ tục hòa giải theo quy định của pháp luật và giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ tranh chấp không để tình trạng tồn đọng đơn thư qua các năm.

- Từ năm 2011-2014 tổng số đơn thư nhận được về tranh chấp đất đai là 19 đơn. Đã hòa giải thành công là 13 vụ chiếm 68,42% tổng số vụ, số vụ hòa giải không thành công là 6 vụ chiếm 31,57%.

- Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Hợp Tiến giai đoạn 2011-2014 theo:

+Theo đơn vị hành chính: Đã giải quyết thành công 13/19 đơn, chuyển huyện 5 đơn và 1 đơn chuyển công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên. Một số xóm không để xảy ra vụ tranh chấp đất đai nào trong 4 năm qua.

+Theo nội dung tranh chấp: Tranh chấp đất đai do ranh giới có 4 đơn đã giải quyết được 3 đơn, chuyển lên cấp huyện 1 đơn giải quyết. Tranh chấp thửa đất có 9/13 đơn được giải quyết thành công; 4 đơn gửi lên cấp huyện giải quyết. Tranh chấp ngõ đi có 1 vụ và đã được giải quyết tại thành công tại xã.

+ Theo chủ thể tranh chấp: Tranh chấp giữa gia đình, cá nhân với nhau giải quyết được 13/17 vụ, giữa gia đình, cá nhân với tổ chức là 2 vụ và không giải quyết được đã làm hồ sơ chuyển lên huyện giải quyết. Các chủ thể tranh chấp đất đai chủ yếu là đối tượng giữa cá nhân với cá nhân chiếm 89,5 %; giữa gia đình cá nhân với tổ chức chiếm 10,5%.

+ Theo loại đất: Tranh chấp đất ở giải quyết thành công ở xã là 2/2 đơn. Tranh chấp đất nông-lâm nghiệp giải quyết được 7/11 đơn, chuyển lên huyện giải quyết 4 đơn. Tranh chấp đất khác giải quyết thành công 4/6 đơn, gửi lên huyện 2 đơn.

- Qua điều tra, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng tranh chấp đó là do thiếu giấy tờ. Bên cạnh đó, tranh chấp do trình độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai còn thấp cũng là nguyên nhân chủ yếu.

5.2. Kiến nghị

- Tìm hiểu các nguyên nhân nảy sinh tranh chấp đất đai để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế nguyên nhân này.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

- Tăng cường tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở, quan tâm hỗ trợ các hoạt động hòa giải tại cơ sở, có kế hoạch nâng cao, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở.

-Công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật đất đai được thực hiện thường xuyên và liên tục, phổ biến các kiến thức về pháp luật đất đai để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các vi phạm của người dân.

-Cần giải quyết nhanh chóng, kịp thời khi phát hiện những sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp về đất đai phải là công tác trọng tâm hàng đầu, cho nên càng phải đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy định của Pháp luật, phải cải tạo, bồi bổ đất nâng cao sinh lợi của đất, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật đất đai để nâng cao hơn nữa vai trò của công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, cùng với ý thức về pháp luật của nhân dân đối với đất đai được nâng lên trong thời gian tới, thực trạng và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong địa bàn sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, làm hạn chế việc tranh chấp nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại huyện Đồng Hỷ nói chung và xã Hợp Tiến nói riêng đưa xã thoát khỏi những xã đặc biệt khó khăn và từng bước phát triển vững mạnh trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Bộ tài nguyên và môi trường (2005), Thông tư 01/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 về hướng dẫn thực hiện 1 số điều của Nghị định

181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thực hiện thi hành Luật đất đai 2003 của Chính phủ.

2. Chính phủ (2004), Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thực hiện thi hành Luật Đất đai 2003 của Chính phủ.

3. Đặc San Tuyên truyền pháp luận (2009), “Chủđề tranh chấp, khiếu nại, tố

cáo vềđất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai”

4. Quốc hội (1993), Luật Đất đai 1993, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội

5. Sở Tài Nguyên Môi -Trường tỉnh Thái Nguyên (2013), “Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2013, kế hoạch công tác năm 2014”

6. Thanh Tra Bộ (2014), “Báo cáo chuyên đề kết quả công tác thanh tra, kiểm tra nghành tài nguyên và môi trường, giải quyết vụ việc tồn đọng, kéo dài và các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao năm 2014”

7. Nguyễn Văn Bình (2011), “Đánh giá công tác thanh tra và biện pháp giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai giai đoạn 2005-2010 của

huyện Lai Vũng, tỉnh Đồng Tháp”.

8. Nguyễn Thanh Hải – Nguyễn Thảo Trang (2014), “Một số vấn đề về khiếu

nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai”

9. Nguyễn Thị Lợi (2011), Thanh tra đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

10. Nguyễn Khắc Thái Sơn ( 2007), Giáo trình quản lí nhà nước vềđất đai,

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

11. Đinh Quốc Tuấn và cs (2014), “Nghiên cứu thực trạng và đề suất giải

pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn

12. Nguyễn Quang Tuyến (2014), “Tranh chấp đất đai và khiếu kiện kéo dài:

Những nguyên nhân có tính lịch sử”

13. Nguyễn Quang Tuyến và cs (2013), “Hòa giải tranh chấp đất đai ở Việt

Nam, phân tích pháp luật hiện hành các thực tiễn và khuyến nghị cho

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2014 (Trang 66)