Giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 29 - 33)

Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp và phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như chiến lược quy hoạch phát triển các ngành các vùng quan trọng. Hiện tại, cơ cấu đầu tư của các dự án còn bất hợp lý. Các lĩnh vực bất động sản, sân golf, nhà máy thép… được chú ý nhiều còn những lĩnh vực như nông nghiệp, kết cấu hạ tầng không được quan tâm, thận chí ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm cũng ít được đầu tư. Những dự án lớn đổ vào bất động sản thì hiệu quả gắn với phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành kinh tế mũi nhọn chưa cao.

Khi có những dự án đầu tư đòi hỏi quá lớn về nguồn cung cấp năng lượng , tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nguồn nhân lực rẻ…thì cần phải được tính toán kĩ. Với những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không có cam kết về khả năng chế biến thì phải tránh nếu không chính sự giàu có của hiện tại sẽ phải trả trong tương lai. Trong nông nghiệp cần thu hút các dự án đầu tư vào nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, đặc biết kêu gọi đầu tư cho các vùng còn khó khăn về cơ sở hạ tầng nhưng có nguồ lực về tự nhiên và con người.

Cần phải gắn kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước một cách hài hòa vì trong phát triển nội lực vẫn là nhận tố quyết định quan trọng.

Không nên cấp phép cho các dự án có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi

trường.

Cần tăng cường công tác thanh kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về quy trình xử lý chất thải, yêu cầu họ phải nêu các phương án khắc phục chất thải ra môi trường bên ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thành lập công ty. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu các thiết bị dây chuyền công nghệ nhằm tránh nhập về máy móc lạc hậu, tránh trở thành “bãi rác công nghiệp” gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Từ chối cấp phép cho những dự án gây ôi nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu và các dự án có thể không phù hợp với quy hoạch phát triển lâu dài của Việt

Nam, tạo công suất dư thừa lớn mà khó có triển vọng khai thác như sân golf, các khu resort, khu công nghiệp…

Trong thời gian tới cần nhanh chóng đưa ra các hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường, khuyến khích sử dụng các dự án đầu tư có lợi với hoạt động bảo vệ môi trường như trồng rừng, xử lý rác thải y tế, rác thải công nghiệp. Đồng thời nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp lý đầy đủ về quản lý môi trường, nghiên cứu cách xử lý vi phạm sát với thực tế và trang bị kiến thức về tội phạm môi trường, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho những cán bộ thực thi pháp luật, học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới đẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định dự án đầu tư nước ngoài

Hiện nay nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài ở nước ta còn thấp. Chúng ta thiếu những cán bộ có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về thẩm định. Vì vậy, cần khẩn trương hoàn thiện nội dung và chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ thẩm định giá trong nước, chuẩn hóa chương trình đào tạo chuyên ngành này tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Bên cạnh đó cần thường xuyên tiến hành bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các thẩm định viên bám sát yêu cầu thực tế.

Thực hiện một cách nghiêm túc những quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn , tiêu chuẩn hành nghề của các cán bộ, chuyên gia thẩm định. Nếu xảy ra bất cứ sai phạm nào cần nghiêm minh xử phạt thậm chí thu hồi giấy phép hành nghề.

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và hiệu lực của các công cụ pháp luật

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước về quản lý vốn đầu tư nước ngoài những giải pháp sau đây cần phải tập trung thực hiện:

- Khẩn trương củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý FDI phù hợp với quy định mới.

- Tiếp tục thực hiện và giám sát thực hiện tốt cơ chế “một cửa” tại các cơ quan công quyền. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và sớm triển khai áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 trong hoạt động quản lý nhà nước để nâng cao chất

lượng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường rà soát các vướng mắc về thủ tục hành chính ở các cấp, các lĩnh vực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; cũng như các thủ tục liên quan đến quá trình triển khai dự án như thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, tham gia xử lý tranh chấp, v.v. Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và các vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý vốn đầu tư nước ngoài, chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn và trung hạn.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những vi phạm.

Các giải pháp cơ bản nói trên nếu được thực hiện nhất quán, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương thì triển vọng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ rất sáng sủa, cho dù chúng ta có phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

Một phần của tài liệu Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 29 - 33)