Như đã phân tích ở những phần trước của bài, về lý thuyết, có rất nhiều cơ sở để có thể xác định thẩm quyền của ICJ trong các vụ việc liên quan. Ở tình huống cụ
thể này, Pakistan đã dựa vào 2 cơ sở chủ yếu để khẳng định ICJ có thẩm quyền, đó là:
- Quy định trong điều ước quốc tế mà các bên tham gia (Jurisdiction clause): Ở
đây, Đạo luật hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được phía Pakistan dẫn
ra như một điều ước quốc tế, quy định về thẩm quyền của PCIJ trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia kí kết điều ước đó. Bên cạnh đó, ở đây
Pakistan cũng khẳng định sự kế thừa thẩm quyền của ICJ từ PCIJ. Tuy vậy, thực tế vụ việc cho thấy, do Tòa khẳng định những trao đổi của Ấn Độ về việc
Ấn Độ không chịu sự ràng buộc của Đạo luật này là hoàn toàn hợp lệ nên cơ sở
này do Pakistan dẫn ra đã không được Tòa chấp nhận như một cách để xác định thẩm quyền của Tòa.
- Tuyên bố đơn phương của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo
điều 36(2): Tuyên bố đơn phương của các quốc gia cũng được xem là một cơ sở
quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa. Tuy vậy điều đáng chú ý ở đây là những tuyên bố này có kèm theo bảo lưu hay không, và nếu có thì nội dung những bảo lưu này hạn chế thầm quyền của Tòa trong những tình huống nào. Thực tế cho thấy, hai bảo lưu mà Ấn Độ đưa ra trong tuyên bố đều là hợp lệ và điều đó khiến cho Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này.