0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Judgement Phán quyết của Tòa:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ICJ PPT (Trang 25 -26 )

(1) Bất chấp việc Pakistan cho rằng trao đổi ngày 18.09.1974 của Ấn Độ chỉ là một tuyên bố chủ quan, và Ấn Độ đương nhiên chịu ràng buộc bởi Đạo luật về Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế 1928 với lý do nền độc lập của nước này không phải

là trường hợp kế thừa quốc gia mà là sự tiếp nối của chính quốc gia trước đây (British

India), Tòa ICJ quyết định rằng với trao đổi của mình, Ấn Độ không chịu sự ràng buộc của Đạo luật vào thời điểm khởi kiện vụ việc, theo đó, Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này.

(2) Tòa ủng hộ những lập luận của Ấn Độ về hiệu lực những bảo lưu của nước này nêu trong tuyên bố về thẩm quyền bắt buộc của Tòa theo điều 36(2). Cụ thể, Tòa khẳng định, mọi tuyên bố của các quốc gia về việc chấp thuận thẩm quyền của Tòa là không bắt buộc và cũng không có điều kiện nào ràng buộc nội dung của những tuyên bố này. Bên cạnh đó, Tòa cũng cho rằng điều 36(3) không đưa ra tất cả những điều kiện để một tuyên bố được xem là hợp lệ, đồng thời cũng ghi nhận rằng trên thực tế rất nhiều bảo lưu đã được đính kèm khi các quốc gia tuyên bố chấp thuận thẩm quyền của Tòa. Tòa cũng đồng ý với lập luận của Ấn Độ về việc bảo lưu này không hề tạo ra một sự phân biệt đối xử nào với Pakistan.

Do đó, Tòa kết luận rằng, với lý do hai quốc gia là thành viên của khối thịnh

vượng chung, chiểu theo điều khoản bảo lưu của Ấn Độ, Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này.

26

(3) Toà đồng ý với lập luận của Ấn Độ cho rằng Ấn Độ chưa bao giờ tham gia

Đạo luật 1928 với tư cách là một quốc gia độc lập vì thế Ấn Độ không thể bị khởi tố theo Đạo luật này. Thậm chí kể cả Đạo luật này có ràng buộc Ấn Độ đi chăng nữa thì thông báo ra ngày 18.09.1974 trong trường hợp này được xem như là một sự chấm dứt hợp pháp - một tuyên bố bãi ước được quy định trong Điều 45 của Đạo luật. Theo như

những điều đã trình bày ở trên, trong trường hợp nào đi chăng nữa, Ấn Độ cũng đã ngừng bị ràng buộc bởi Đạo luật 1928 muộn nhất là vào ngày 16.08.1979, ngày mà tuyên bố bãi ước Đạo luật Chung 1928 của Ấn Độ có hiệu lực pháp lý. Chính vì thế

mà Ấn Độ không thể được coi là một bên tham gia trong Đạo luật này vào ngày

Pakistan đệ đơn lên Toà về vụ tranh chấp này. Hơn thế nữa, Toà đã xem xét và thấy rằng cả Hiến chương Liên Hợp Quốc và Hiệp định Simla đều không chứa đựng một

điều khoản cụ thể nào quy định trao thẩm quyền xét xử bắt buộc cho Toà mà liên quan

đến vụ tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ. Vì vậy, Toà cho rằng Toà không có thẩm quyền xem xét đơn kiện của Pakistan trên cơ sở Điều 36 khoản 1 Quy chế Toà án Công lý Quốc tế.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ICJ PPT (Trang 25 -26 )

×