Áp dụng các công cụ quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế săt, thép Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 60 - 61)

Quản lý chất thải rắn

Theo nghị định số 147/2007/ NĐ-CP về quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó quy định mức phí phải nộp đối với từng đối tượng.

Có cơ quan quản lý hệ thống sử dụng nước .

- Phí người dùng: Phí này áp dụng với các gia đình trong làng và coi là khoản tiền phải trả cho các dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, không tính đến thiệt hại môi trường. Phí này thay đổi theo từng gia đình phụ thuộc vào lượng rác thải ra ngoài môi trường. Cách tính phí như vậy sẽ khuyến khích các gia đình tái sử dụng chất thải, nhưng khó khăn nhất là việc giám sát sự đổ thải chất thải rắn vì có những hộ sẽ vụng trộm vứt bừa bãi ra ngoài môi trường thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

- Cơ quan quản lý môi trường đến các hộ dân để thu phí thu gom rác thải hàng tháng. Mức phí thu gom được tính theo số nhân khẩu và mức phí là 3000 đồng/ tháng/người

(đồng) ( người) ( hộ) ( đồng/tháng)

- Phí đổ bỏ chất thải rắn.: Như chất trơ, xỉ, gạch, cát đổ thải ra diện tích đất thì mất phí phụ thuộc vào lượng rác thải mà hộ gia đình đó đổ ra.

- Các khoản trợ cấp cần được nhà nước trợ cấp nghiên cứu và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn, trợ cấp cho việc phát triển, lắp đặt công nghệ sản xuất thải ra ít chất thải hơn, trợ cấp, hỗ trợ giá hoặc ưu đãi miễm thuế, đối với các cơ sở tái chế.

Quản lý nước thải

Theo nghị định 67/2003/NĐ-CP thu phí xả thải đối với các hộ dân và các cơ sơ sản xuất.

Có cơ quan quản lý hệ thống sử dụng nước .

Do đặc thù của nước thải sinh hoạt là tương đối giống nhau ở các hộ gia đình, công sở, nên mức thu phí tính theo 1m3 nước thải..

- Quy hoạch nguồn nước để bảo vệ, đưa nước vào sử dụng hợp lý, khai thác nguồn nước sẵn có để sử dụng hợp lý và hiệu qur hơn. Biện pháp quy hoạch quản lý, sử dụng nước nhằm mục địch: sản xuất, điện năng, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, cấp nước cho nông nghiệp.

- Các chính sách, pháp chế và quản lý nước thích hợp: áp dụng luật Tài NguyênNước để phát triển bền vững làng nghề.

- Tăng cường giám sát môi trường làng nghề, buộc các cơ sở sản xuất cam kết và thực hiện BVMT để đảm bảo việc phát triển sản xuất thân thiện với môi trường Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong cam kết của các cơ sở sản xuất.Quản lý chất lượng nước xả thải của từng hộ gia đình và các cơ sở sản xuất trong làng nghề.Quản lý độ pH của nước xả thải mỗi ngày bằng độ trong của nước

- Áp dụng chế tài chế tài nguồn gây ô nhiễm nước phải trả tiền.

- Thu phí đối với nước thải sản xuất Số tiền thu phí này sẽ được cho vào quỹ môi trường phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của làng nghề.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế săt, thép Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w