Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế săt, thép Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 40)

2.2.3.1 Môi trường không khí ở khu vực các hộ gia đình sản xuất sắt, thép

Ô nhiễm khí, bụi

Bụi là những hạt chất rắn có kích thước và tỷ trọng khác nhau, phân tán trong không khí. Bụi thô là những hạt có kích thước >10µm, bụi tinh là bụi có kích thước < 2,5µm. Bụi được hình thành trong quá trình đốt than không hoàn toàn các thành phần vô cơ và hữu cơ có trong chất đốt, kích thước hạt bụi từ 0,3- 1µm chiếm tỉ lệ từ 80- 90% theo khối lượng.

Nguồn gây ra bụi chủ yếu là hoạt động sản xuất. Tuy nhiên ở các công đoạn khác nhau mức độ ô nhiễm cũng khác nhau, trong đó công đoạn đáng chú ý nhất là tại các cơ sở cắt và các cơ sở rút sắt cuộn.

- Hàm lượng bụi trong môi trường không khí ở các cở sở cắt( công suất 4 tấn/ ngày) rất cao (3,70 mg/m3 trung bình một giờ và 2,58 mg/m3 trung bình 24 giờ), đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng bụi trong không khí cơ sở cán thép (gồm 84 máy cán) có nồng độ đạt giá trị 2,15mg/m3 trung bình một giờ và 1,84 mg/m3trung bình 24 giờ, đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Cũng tại các cơ sở cán dẹt điển hình hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 6 lần.

- Các cơ sở rút sắt cuộn cũng là một nguồn gây ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong khung khí trung bình một giờ và trung bình 24 giờ đều vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần.

- Các cơ sở hàn chập, nồng độ bụi trung bình một giờ 24 giờ đều vượt tiêu chuẩn cho phép 2 đến 3 lần.

- Các cơ sở sản xuất đinh, hàm lượng trung bình một giờ và 24 giờ đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3 đến 4 lần.

Ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn là một thông số môi trường đáng quan tâm tại làng nghề Đa Hội vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con ngưởi trong làng nghề, tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến giờ giải lao sau những giờ làm việc mệt mỏi muốm nằm yên tĩnh để nghỉ ngơi, ô nhiễm tiếng ồn là một dạng ô nhiễm rất khó chịu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần người dân.

Tiếng ồn có nguyên nhân ở gần như hầu hết các công đoạn tái chế sắt, thép vì cần sử dụng máy móc chạy, hoạt động, tiếng búa đập, rèn, cán, cóc..

Ngoài ra ở hầu hế các vị trí sản xuất tiếng ồn nằm trong khoảng 70- 80 dBA, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Bên cạch ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi còn có ô nhiễm nhiệt, nhiệt độ không khí vượt qua nhiệt độ của môi trường( 36,5 °C) là 4 đến 5°C và đặc biệt là ở các cơ sở cán, cóc, dẹt. Có những khu vực làm việc nhiệt độ lên tới 42 °C như chỗ đun, nung nóng chảy. Ô nhiễm nhiệt có hại với sức khỏe người tham gia lao

động không có bảo hộ hay trang thiết bị lao động vì vậy rất dễ ảnh hưởng đến mắt và da.

Bảng 2.8: Kết quả đo độ ồn tại làng sắt, thép Đa Hội

STT Vị trí khảo sát Thời gian Mức độ ồn (dBA) Thời gian 6-18h 18-22h 22-6h 1 Cánh đồng 57,6 51,6 40,3 2 Chùa 62,7 61,2 52,5 3 Chợ làng 84,9 66,9 62,5 4 Cạnh đường sản xuất 84,1 72,8 64,1 TCVN 5949- 1995 60 55 45

( Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường tháng 4 năm 2012[5])

Cơ sở các có công suất lớn gây tiếng ồn lớn nhất trong suốt ngày đêm và lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 28 dBA( tiêu chuẩn cho phép là 75dBA trong khu vực sản xuất nằm xen kẽ với khu vực dân cư trong giờ cao điểm là 6-18h)

Tiếng ồn tại các cơ sở cán(10 máy) lớn nhất là 92,26 dBA trung bình 24 giờ vượt tiêu chuẩn cho phép 13dBA.

Ngoài ra ở hầu hết các vị trí sản xuất tiếng ồn nằm trong khoảng 70- 80 dBA, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2.2.3.2 Môi trường không khí ở khu dân cư.

Hàm lượng không khí độc trong môi trường không khí xung quanh nhỏ hơn so với khu vực các hộ sản xuất song các thông số ô nhiễm chính: Bụi, SO2, tiếng ồn vẫn cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép.

Kết quả đo đạc cũng cho thấy bụi là thông số ô nhiễm chính đối với môi trường không khí xung quanh kể cả một số khu vực ít có hoạt động sản xuất và sinh hoạt, vượt 2 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép trung bình một giờ và 24 giờ.

TT Vị trí Ký hiệu Đặc điểm

1 Cổng trường tiêu học

làng Đa Hội KK1

Khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu khói thải của nhà máy sản xuất sắt, thép

2

Làng nghề Đồng Kỵ- giáp trường trung học cơ sở Đồng Kỵ

KK4

Khu vực chịu ảnh hưởng do hoạt động sản xuất của làng nghề và do hoạt động giao thong

3 Giữa thôn Đa Hội KK31 Chịu ảnh hưởng do khí thải sản xuất tái chế kim loại

(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường quý IV năm 2013[5])

Bảng 2.10: Thông số chỉ tiêu đo được tại cổng trường tiểu học làng Đa Hội

TT Thông sô Đơn vị Phương

pháp thử

QCVN 05:

2013/BTNMT Kết quả

1 Nhiệt độ °C Máy đo - 33,1

2 Độ ẩm % Testo - 65

3 Tốc độ gió m/s 410-2 - 0,5-1,2

4 Tiếng ồn dBA Máy đo

Testo 815 70( QCVN 26: 2010/ BTNMT) 70- 72 5 SO2 µg m/ 3 TCVN 5971: 1995 350 42 6 CO µg m/ 3 quy KT- Thường BYT/ 1993 30000 4972 7 NO2 µg m/ 3 TCVN 6137: 2009 200 39,0 8 Bụi µg m/ 3 TCVN 5067: 1995 300 428

(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường quý IV năm 2013[5])

Nhận xét: Nhìn vào bảng số đo ở trên thấy rằng nồng độ bụi cao hơn quy

chuẩn cho phép là 1,4 lần, tiếng ồn tại thời điểm cao hơn tiêu quy chuẩn cho phép là 2dBA còn lại các chỉ tiêu khác nằm trong giá trị cho phép theo quy chuẩn Việt Nam.

Tương tự như trong khu vực sản xuất, hàm lượng CO trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép trung bình 24 giờ từ 1 đến 2,5 lần

Tiếng ồn tại khu chợ và xung quanh khu sản xuất vượt tiêu chuẩn cho phép ( QCVN 05:2013/BTNMT) 15 -20 dBA vào khoảng thời giàn từ 22-6h.

Kết quả phân tích cho thấy môi trường bụi đã bị ô nhiễm bẩn bởi bụi và CO nhưng ở mức xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép, mà nguyên nhân cụ thể là do hoạt đông giao thông vận tải, vận chuyển nguyên, vật liệu và sản phẩm. Dưới những tác động của quá trình sản xuất tái chế sắt thép ở làng Đa Hội, chất lượng không khí khu vực đó bị thay đổi một cách đáng kể các thông số ô nhiễm đó gia tăng rất nhiều( bụi 2- 23,4 lần, SO2: 1,8- 3,2 lần, CO: 1,1- 2,8 lần với tiêu chuẩn cho phép)

Bảng 2.11: Chỉ số phân tích chỉ tiêu ở làng nghề Văn Môm- cổng trường mầm non

Mẫm Xá

TT Thông số Đơn vị Phương pháp thử

QCVN05: 2013/ BTNMT

Kết Quả

KK4 KK31

1 Nhiệt độ °C Máy đo - 35 34

2 Độ ẩm % Testo - 59 66

3 Tốc độ gió m/s 815 - 0,5- 1,2 0,5- 0,8

4 Tiếng ồn dBA Máy đo Testo 815

70( QCVN 26: 2010/ BTNMT) 62- 66 64- 68 5 SO2 µg m/ 3 TCVN 5971: 1995 350 208 42 6 CO µg m/ 3 Thường quy KT- BYT/ 1993 30000 6953 2431 7 NO2 µg m/ 3 TCVN 6137: 2009 200 143 47 8 Bụi µg m/ 3 TCVN 5067: 1995 300 431 314

Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài Nguyên và Môi Trường quý IV năm 2013[5]

Ghi chú: (-) không phát hiện được

Nhận xét:

KK4: Nồng độ bụi cao hơn QCCP là 1,4 lần, các chỉ tiêu khác nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN.

KK31: Nồng độ bụi ở khu vực giữa làng cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Kết luận:

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại các khu vực lấy mẫu, đánh giá chất lượng môi trường cho thấy:

Hoạt động sản xuất của làng nghề có sử dụng các phương tiện vận chuyển và khói bụi từ các lò nung, ống khói thoát ra khí thấp không đạt tiêu chuẩn xả khí thải của QCVN khiến cho không khí không có sự trao đổi, đột ngột. Bụi than, tro xỉ thường xuyên gây khó chịu cho người dân xung quanh là nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ bụi và các khí ô nhiễm như NO2, SO2 tăng cao.

Đặc biệt, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên, nhiên liệu làm tăng đáng kể hàm lượng bụi và các khí gây ô nhiễm môi trường.

Do ảnh hưởng của ô nhiễm khí bụi mà đã ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe của con người mà số lượng người trong làng Đa Hội đến khám chữa bệnh tại các cở sở ý tế quanh khu vực tăng cao, số người bị mắc chứng bệnh ngạt mũi, giảm nghe, đau họng, hơn 40% mặc bệnh ngoài da, gần 15% mắc bệnh phụ khoa và gần 5% mắc bệnh về mắt.

2.2.4.Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn

Theo báo cáo đánh giá của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bắc Ninh cho thấy mỗi ngày làng nghề sản xuất sắt Châu Khê sử dụng 40.000 tấn than củi các loại thải ra 150 tấn rác thải công nghiệp gồm xỉ than, phế liệu, vầy sắt, sắt vụn và trên dưới 1 tấn rác thải sinh hoạt.. đổ ra các ao hồ, bờ đê và mặt sông Ngũ Huyện Khê, nhiều xưởng sản xuất lớn còn chở xỉ than và phế liệu đổ ra khu đất trống của làng gây ô nhiễm môi trường.

Hình 2.4: Hiện trạng đổ thải chất thải rắn ra ngoài đường

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn là toàn bộ các chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự sống, duy trì sự tồn tại của cộng đồng.

Nguồn gốc chất thải sinh hoạt là do:

- Rác đường phố và nơi công cộng bao gồm lá cây, rác hộ dân ném ra ngoài đường, rác do khách đi đường và một phần rơi vãi do quá trình thu gom, vận chuyển.

- Rác chợ là rác phát sinh từ hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa, tại các quán ăn uống ở chợ.

- Rác hộ gia đình rác phát sinh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Lượng chất thải rắn sinh ra còn phụ thuộc vào số lượng dân trong làng nghề Đa Hội sử dụng ít hay nhiều và thải ra nhiều hay ít.

Theo tiêu chuẩn thải rác thì 1 ngày 1 người thải ra 0,6kg/ngày đêm.[13] Q=N*g=7200*0,6=4320 (kg/ rác thải/ ngày đêm) (2.4) Trong đó:

Q là lượng rác thải phát sinh 1 ngày đêm N là số dân làng Đa Hội ( người)

k là lượng rác thải theo tiêu chuẩn của 1 người

Theo số liệu của UBND xã Châu Khê thì 70% lượng rác thải được thu gom:

A=N*g*k=7200*0,6*0,7= 3024 (kg/ngày đêm) (2.5) Trong đó:

N là số dân làng nghề Đa Hội (người)

g là lượng rác thải theo tiêu chuẩn của 1 người k là lượng rác thải được thu gom.

Chất thải rắn sản xuất của làng nghề này chủ yếu là xỉ than vì trong quá trình tái chế sắt, thép có sử dụng một lượng rất lớn dùng để nung nóng chảy và chạy thiết bị vì vậy xỉ than được thải ra nhiều .

Ngoài xỉ than ra còn có các loại chất thải khác như bùn cặn, bã sắt, mỡ thải sinh ra từ quá trình chạy máy ép, bôi trơn. Chất thải rắn dạng này thường có màu đen đặc trưng của than và có mùi sốc, dễ bay hơn và bám dính vào quần áo, cây cối, nhà cửa.

Các chất thải rắn sản xuất được nhà máy thu gom để một khu đất trống trong xưởng sau đó đến một thời điểm nào đó nó được xe trở đi đến một khu đất trống xa nhà xưởng hoặc có thể là mang đi chôn lấp.

Những vấn đề trong quản lý chất thải rắn ở làng nghề Đa Hội hiện nay

- Tình trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn không đáp ứng yêu cầu. Theo thống kê của UBND xã Châu Khê thì tỉ lệ thu gom rác thải ở làng nghề là 70% nhưng tỉ lệ thu gom không thường xuyên( 1 tuần 2 lần thu gom) do rác thải thu gom với tỉ lệ thấp cộng với ý thức giữ gìn vệ sinh còn kém nên đã xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, vứt rác ra ao, hồ, cống rãnh và nhất là tình trạng vứt, đổ bỏ chất thải rắn sản xuất ra hai bên bờ sông Ngũ Huyện Khê làm mất vệ sinh môi trường, cảnh quan môi trường và gây tắc nghẽn dòng thoát nước. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do ở làng Đa Hội thiếu lực lượng thu gom, vệ sinh môi trường, phương tiện thu gom môi trường thì lạc hậu, bị hư hỏng,

- Trong làng thì không có bãi tập trung rác thải, ngoài ra do môi trường

Đa Hội có 1 số ngõ hẻm nhỏ làm xe thu gom không vào được, rác chưa được phân loại tại nguồn, rác được đổ ra những khu đất trũng, đổ ra ngoài đồng hay ao hồ để làm nơi chôn lấp rác thải , vị trí bại chôn lấp được chọn không theo quy định, bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn, không có lớp chống thấm, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác dẫn đến ảnh hường đến môi trường nước ngầm.

Nếu gặp khi trời mưa thì mùi rác thải bốc lên mùi hôi thối, do quá trình phân hủy các chất thải dẫn đến ô nhiễm môi trường, xuất hiện những côn trùng, vi sinh vật gây bệnh ở bãi rác gây ra một số căn bệnh như ung thư, ngoài da, đường hô hấp...cho người dân xung quanh.

- Trong quá trình thu gom rác thải cũng phát sinh ra bụi và mùi hôi khó chịu ra môi trường.

2.3.Tính toán tải lượng chất thải rắn ô nhiễm từ năm 2015 đến 2025

Lượng chất thải rắn ngày một tăng lên nhiều do điều kiện kinh tế phát triển mạnh cùng với nhu cầu về sử dụng, ăn uống phát triển kéo theo vần đế rác thải ra tăng mạnh lên một cách nhanh chóng, dự tính lượng rác thải sinh hoạt tăng đến năm 2025 là như sau:

 Lượng rác thải rắn sinh hoạt

- Lượng rác thải phát sinh trong từng hộ gia đình *(1 )*

sh

R = N +q g (kg) (2.6) Trong đó:

N là số dân trong giai đoạn đang xét 7200( người) Q là tỉ lệ tăng dân số1,1 (%)

G là tiêu chuẩn thải rác0,6 (kg/ nguời.ngày đêm) - Lượng rác thải thu gom

*p

RTTG SH

R =R (2.7)

Bảng 2.12: Tính toán lượng rác thải từ năm 2015 đến 2025

Năm N( người) q(%) g( kg/ng.NĐ p(%) Rsh( tấn) R thu gom(tấn)

2014 7200 1,1 0,6 0,7 4320 3024 2015 7920 1,1 0,6 0,7 4752 3326,4 2016 8712 1,1 0,6 0,7 5227,2 3659 2017 9583,2 1,1 0,6 0,7 5749,9 4024,9 2018 10542 1,1 0,6 0,7 6324,9 4427,4 2019 11596 1,1 0,6 0,7 6957,4 4870,2 2020 12755 1,1 0,6 0,7 7653,1 5357,2 2021 14031 1,1 0,6 0,7 8418,5 5892,9 2022 15434 1,1 0,6 0,7 9260,3 6482,2 2023 16977 1,1 0,6 0,7 10186 7130,4 2024 18675 1,1 0,6 0,7 11205 7843,5 2025 20542 1,1 0,6 0,7 12325 8627,8

Nhìn bảng 2.12 ta cũng có thể thấy tại thời điểm năm 2014 tại làng Đa Hội có 7200 người thì phát sinh lượng rác thải là 4320 tấn trong đó thu gom được 3024 tấn vì vậy số còn lại là 1296 tấn rác thải đã bị thải ra môi trường. Lượng rác thải thu gom được vẫn chưa có biện pháp sử lí hợp lí, đúng quy trình chứ chưa nói đến lượng rác thải không thu gom được thải vào môi trường như vậy. Theo bảng tính toán tải lượng chất rắn gây ô nhiễm tính đến năm 2025 tức là 10 năm sau thì số lượng người sinh sống tại thôn Đa Hội tăng lên gần gấp 3 lần cụ thể từ 7200 người ở thời điểm hiện tại thì đến 2025 tăng lên 20542 người (cao hơn hiện tại 13342 người) trung bình mỗi năm tăng 1,3 nghìn người kéo theo lượng rác thải từ 4320 tấn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế săt, thép Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w