Các TNCs tác động và chi phối ngày càng nhiều đến XNK và tình trạng nhập siêu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN LÀM XUẤT KHẨU TĂNG CHẬM, NHẬP SIÊU TĂNG CAO SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ TĂNG XUẤT KHẨU, GIẢM NHẬP SIÊU TRONG THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 ppt (Trang 29 - 32)

trạng nhập siêu của Việt Nam

- Đối với XK, các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực hạn chế, không thể cạnh tranh trực diện với các TNCs ở các thị trường XK có sức mua lớn, ổn định (EU, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á ...), nên khoảng 80% hàng hoá XK của Việt Nam phải xuất FOB, giá rẻ, hiệu quả và doanh thu XK thấp so với hàng hoá cùng loại của các nước phát triển trước trong khu vực, ngoài khu vực. Một số mặt hàng nông sản XK chủ lực của Việt Nam chiếm tới 20 – 50% thị phần toàn cầu (gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều), nhưng không có tác động đáng kể nào đến cung - cầu, giá cả trên thị trường thế giới để tăng hiệu quả XK.

- Đối với nhập khẩu, phần lớn các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (FDI) là các công ty chi nhánh con, cháu, chắt của các TNCs lớn trên thế giới. Do xu hướng của các TNCs là chuyển từ đầu tư vào các ngành kỹ thuật cao, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính, bảo hiểm, dịch vụ phân phối, logistics ...), nên tác động chuyển dịch có tính “dây chuyền” qua các công ty chi nhánh con, cháu bằng con đường FDI chuyển giao các thiết bị, công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Điều đó, một mặt đã làm tăng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ kiện, phụ tùng thay thế vào Việt Nam. Mặt khác, khả năng cạnh tranh XK hàng hoá Việt Nam chậm được nâng lên (các doanh nghiệp FDI đã chiếm khoảng 50% kim ngạch XK của Việt Nam).

- Các TNCs đã tác động ở mức độ thấp, nhưng ngày càng tăng đên thị trường trong nước.

+ Do các TNCs ngày càng sử dụng các phương pháp kinh doanh quốc tế của đầu tư không có quyền sở hữu cổ phần, như: uỷ thác, gia công, hợp đồng tiêu thụ, chuyển nhượng kỹ thuật, nhượng quyền thương mại ... cũng đã phần nào tác động có tính dẫn dắt nhu cầu của thị trường Việt Nam hướng đến tiêu thụ sản phẩm của các TNCs ở các công ty chi nhánh nước ngoài sản xuất thông qua con đường nhập khẩu vào Việt Nam. Điều đó cũng làm tăng nhập khẩu hàng ngoại.

+ Các TNCs đang tác động đáng kể đến thị trường trong nước qua kênh FDI. Trong thời kỳ 1996 – 2008, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của khu vực FDI đã tăng nhanh nhất, từ 17,8%/năm trong giai đoạn 1996 – 2000 lên 46%/năm trong giai đoạn 2006 – 2008 (sau khi Việt Nam gia nhập WTO). Thị phần bán lẻ của khu vực FDI đã tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trên thị trường trong nước (năm 1996 chiếm 0,2%, năm 2000 chiếm 1,6%, năm 2005 chiếm 3,7% năm 2008 chiếm 8% và năm 2010 chiếm khoảng 10%). Đến nay, có khoảng 10 hệ thống phân phối đa quốc gia đang hoạt động trên đảm bảo toàn quốc (trong đó có những tập đoàn lớn như: BouBon, Parkson, Metro, Cash & Carry, Lottria, Medicade ...), tuy chỉ chiếm 10% tổng số siêu thị và trung tâm thương mại nhưng lại chiếm tới 50% lượng hàng hoá lưu thông bán lẻ qua hệ thống bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại ...). Đặc biệt , hệ thống bán lẻ hiện đại (khâu có giá trị gia tăng cao, thị trường bán lẻ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới) ở các đô thị lớn Việt Nam đang có nguy cơ bị các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài thao túng, chi phối.

- Sự hình thành và phát triển các mạng sản xuất khu vực, mạng sản xuất toàn cầu dưới sự chi phối của các TNC, các công ty đa quốc gia đã tác động mang tính điều chỉnh cơ cấu một số ngành công nghiệp và cán cân thương mại của Việt Nam theo kênh FDI.

+ Các tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam thì các cơ sở sản xuất của họ ở một số nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc ...) là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện để thực hiện các công đoạn chế tạo,

gia công, lắp ráp tiếp theo tại Việt Nam. Vì thế, khi FDI vào Việt Nam ngày càng tăng thì nhập khẩu các mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, linh kiện ô tô, xe máy, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may và da giầy ... từ những nước kể trên cũng sẽ tăng theo để làm đầu vào cho các nhà máy sản xuất có vốn FDI tại Việt Nam. Khi nước ta chưa phát triển được các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất thì nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này là tất yếu.

+ Khi thương mại khu vực ngày càng tự do hơn dưới sự tác động của AFTA, ACFTA ..., các dòng chảy thương mại ít gặp rào cản hơn, việc nhập khẩu các mặt hàng nêu trên thuận lợi hơn khi tính bức thiết phải mở thêm các cơ sở công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia cũng giảm xuống. Và đây cũng là một nguyên nhân quan trọng của sự chậm trễ trong phát triển công nghiệp hỗ trợở Việt Nam.

+ Chưa có nhiều tậpđoàn đa quốc gia thiết lậpcơ sở sản xuất cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở Việt Nam. Đây cũng chính là điểm khác biệt gíữa Việt Nam với các nước ASEAN 6. Do các nước này đã thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất của khu vực tại nước mình nên kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện và cơ khí chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch XK củacác nước này sang Trung Quốc. Trong khi tỷ trọng XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam chỉđạt 8,7% tồng kim ngạch XK sang Trung Quốc thì tỷ lệ đó của Philipin là 88,7%, của Malayxia là 70%, của Thái Lan là 52,5% (giai đoạn 2001 – 2007). Đây cũng là nguyên nhân chúng ta chưa thể cân bằng được cán cân thương mại với Trung Quốc (năm 2007 nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc lên tới 9,1 tỷ USD, chiếm 63% tổng giá trị nhập siêu từ 22 thị trường nhập siêu của Việt Nam), điều mà các nước ASEAN 6 đã làm được.

- Là chủ thể chính xây dựng và lãnh đạo các chuỗi giá trị toàn cầu, các TNCs đã có tác động bất lợi đến việc nâng cấp trình độ sản xuất, gia công và tái cấu trúc các ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam

+ Xu hướng chung là các TNCs tập trung vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu, như: nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo

(công nghiệp), tạo ra giống mới và qui trình sản xuất tiên tiến (nông nghiệp), marketing và phân phối ... sau đó chuyển giao cho các doanh nghiệp ởcác nước có trình độ phát triển thấp hơn (theo con đường FDI hoặc chuyển giao kỹ thuật) thực hiện các khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp hơn, như: sản xuất, chế biến, gia công lằp ráp ... Theo cách thức đó, các TNCs vừa giữ được vai trò lãnh đạo, chi phối các chuỗi giá trị toàn cầu, vừa tạo ra mạng lưới sản xuất rộng khắp toàn cầu để bòn rút tài nguyên, sức lao động rẻ của các nước có trình độ phát triển thấp (một kiểu chủ nghĩa thực dân trong thờiđại toàn cầu hoá). Vì thế, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nỗ lực tham gia sâu hơn vào các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu, vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao nêu trên, thay vì chi sản xuất gia công, lắp ráp như hiện nay, thì nguy cơ rơi vào “bẫy chi phí lao động trung bình” và đứng ở vị trí thấp trong bậc thang chuỗi giá trị toàn cầu là khó tránh khỏi, nguy cơ Việt Nam có thể tụt hậu xa hơn.

+ Với chiến lược “khóa thị trường thế giới” và kiềm chế các nước có trình độ phát triển thấp trong các “bẫy chi phí lao động trung bình” của các NICs nêu trên, đã và đang tác động bất lợiđến việc nâng cấp trình độ sản xuất, gia công và tái cấu trúc các ngành cũng như trong nội bộ từng ngành công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới. Đây thực sự đang là một thách thức trong điều kiện nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ, mức độ mở cửa của nền kinh tế ngày càng lớn, khu vực FDI có vị thế ngày càng lớn trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo chuyên đề:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN LÀM XUẤT KHẨU TĂNG CHẬM, NHẬP SIÊU TĂNG CAO SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ TĂNG XUẤT KHẨU, GIẢM NHẬP SIÊU TRONG THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 ppt (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)