Muốn sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả, giáo viên dựa vào mục tiêu để hỏi cho đúng.
Để học viên trình bày:
Hầu hết các câu hỏi giáo viên đặt ra là những câu hỏi gợi nhớ đơn giản đòi hỏi học viên nhớ lại một số thông tin sự kiện và trả lời thuộc lòng cho giáo viên. Câu hỏi kiểm tra hiểu bài yêu cầu học viên thể hiện sự lĩnh hội, hiểu biết cùng với việc nhớ thông tin. Câu hỏi phân tích tạo cho học viên ứng dụng sự hiểu biết vào trong bối cảnh mới. Câu hỏi đánh giá hỏi học viên về ý kiến, quan điểm của học viên.
Sau đây là một số hướng dẫn đơn giản về cách đặt câu hỏi giúp nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi của giáo viên:
1. Suy nghĩ rõ ràng về điều bạn muốn hỏi học viên trước khi hỏi. 2. Đặt câu hỏi nhưng không chỉ định tên học viên cụ thể nào trước.
3. Sau khi đặt câu hỏi, dừng lại để các học viên có thời gian suy nghĩ tìm câu trả lời, sau đó mới gọi một học viên trả lời.
4. Chỉ hỏi mỗi lần một câu hỏi. Các câu hỏi nhiều phần gây bối rối và có thể khiến học viên hiểu sai câu hỏi. Tránh loại câu hỏi “nả đạn”, nghĩa là giáo viên hỏi hàng loạt câu hỏi hoặc lập đi lập lại câu hỏi nhưng lại không muốn có câu trả lời.
5. Đầu tiên sử dụng những câu hỏi gợi nhớ trước để bảo đảm học viên có kiến thức. Sau đó tiếp tục với các câu hỏi hiểu bài và câu hỏi phân tích. Theo dõi bằng câu hỏi đánh giá.
Để thăm dò học viên:
Sử dụng hiệu quả việc thăm dò là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi quan trọng nhất. Nếu một học viên không có được câu trả lời đầy đủ, học viên đó có thể có câu trả lời phần nào. Trong một số trường hợp, ngay cả khi câu hỏi hoàn toàn rõ ràng đối với giáo viên, cũng cần nêu lại hoặc chia nhỏ câu hỏi ra từng phần. Giáo viên không nên chấp nhận câu trả lời cuối cùng là “Em không biết”.
Thăm dò là sử dụng thêm các câu hỏi để buộc học viên ráp kiến thức từng phần thành một câu trả lời hoàn chỉnh. Thăm dò thường liên quan việc sử dụng các câu hỏi hướng dẫn để giúp học viên trả lời câu hỏi ban đầu hoặc cung cấp thêm câu trả lời hoàn chỉnh.
Thăm dò có nghĩa đi sâu, đào sâu. Đôi khi nó có thể gây khó khăn cho cả thầy và trò. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn của giáo viên. Trong bất kỳ tình huống nào, giáo viên không nên đưa ra câu trả lời ngay mà cố gắng giúp học viên suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Ngay cả một câu hỏi gợi ý đơn giản có thể dẫn đến hiểu biết mới cho học viên nếu việc thăm dò được sử dụng hiệu quả.
Để chuyển đổi tương tác
Một kỹ thuật đặt câu hỏi quan trọng khác gọi là chuyển đổi tương tác. Việc này liên quan đến điều khiển lại cuộc thảo luận của lớp từ học viên này sang học viên khác.
Nguồn: Improving Specific Teaching Techniques, Karron G. Lewis, Ph.D, Center for Teaching Effectiveness, The University of Texas at Austin
Nguồn: Partners in Learning, Microsoft
Kỹ năng lắng nghe
Có sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe. Nghe là hành động vô thức nhận âm thanh bằng tai. Nếu bạn không chủ động nghe, hành động nghe vẫn diễn ra. Tuy nhiên lắng nghe là điều chúng ta hành động có ý thức. Lắng nghe đòi đòi sự tập trung để não xử lý ý nghĩa của các từ và các câu. Lắng nghe dẫn đến việc học.
Trong sơ đồ Nghe và Lắng Nghe, hai cấp độ phớt lờ và giả vờ thuộc phạm vi nghe, ba cấp độ chọn lọc, tập trung và đồng cảm thuộc phạm vi lắng nghe.
Hầu hết mọi người thấy việc lắng nghe khó hơn là nghe vì nhiều trở ngại chẳng hạn như: tâm lý, không gian, ngôn ngữ, khả năng lĩnh hội v.v…Vì thế để việc lắng nghe được hiệu quả, lắng nghe với tai mở, mắt mở, óc mở, tim mở.
§Tai mở: giúp hiểu rõ nội dung người nói đang trình bày và thể hiện sự tôn trọng khi không cắt ngắt lời người nói.
§Mắt mở: Mắt nhìn vào người nói để thấy được các cử chỉ, hành vi phi ngôn ngữ. Điều này giúp hiểu rõ nội dung thông điệp hơn.
§Óc mở: Vừa nghe vừa phân tích nội dung của vấn đề đang được trình bày, xem xét tính logic của vấn đề.
§Tim mở: Lắng nghe một cách khách quan, không để thành kiến, cảm tính của cá nhân ảnh hưởng. Ngoài ra có thể thể hiện sự đồng cảm với người nói bằng cách đặt mình vào hoàn cảnh của người nói.
Nguồn: http://www.mc.maricopa.edu/~vocewld/class/Syllabus/Listening2.ppt Phớt lờ Giả vờ Chọn Tập Đồng cảm
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Phương pháp “Học dựa trên Vấn Đề” (Problem-Based Learning) là một phương pháp tổng quát trong giáo dục. Từ phương pháp này, người học được rèn luyện để đạt đươc kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề và cả tinh thần đồng đội, đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp cần thiết cho học viên sau khi rời ghế nhà trường.