Sử dụng phương pháp thống kê sinh học theo phương pháp thống kê trong chăn nuôi (Nguyễn Văn Thiện,2002) và xử lý trên Microsoft Excel.
Phần 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Công tác chăn nuôi
4.1.1.1. Công tác vệ sinh chăm sóc đàn gà sinh sản
Công tác vệ sinh là 1 trong những khâu quan trọng quyết định đến thành quả chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này trong suốt thời gian thực tập tại trại tôi và các cán bộ công nhân viên trong trại đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y định kỳ 3-4 ngày rải thêm đệm lót chuồng và 15 ngày lại phun thuốc sát trùng chuồng trại 1 lần. Thường xuyên rắc vôi bột ở đường
đi vào và xung quanh khu vực trại, thường xuyên thay hố sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ ngoài vào, đề phòng các loại dịch bệnh xảy ra.
4.1.1.2. Công tác nuôi dưỡng
Công tác chăm sóc gà sinh sản
Chăm sóc đàn gà sinh sản đóng vai trò quan trọng trong lợi ích kinh tế
của trại
Mục đích của chăn nuôi gà sinh sản nhằm đảm bảo cho gà sinh sản với tỷ lệ cao, chu kỳđẻ kéo dài, khối lượng trứng lớn, tỷ lệ sống cao.
Khi xác định khối lượng thức ăn cho gà sinh sản/ngày tôi và các công nhân đã chú ý đến các yếu tố sau:
+ Giống và khối lượng gà sinh sản + Tuổi của gà sinh sản
+ Thời tiết nhiệt độ cao hay thấp (nhiệt độ >36°C gà ăn ít, uống nước nhiều) Số bữa ăn là 2 bữa/ ngày. Luôn cung cấp đủ lượng nước sạch cho gà sinh sản hàng ngày. Trại sử dụng cám RED STAR của công ty TNHH ANT(HN) thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ.
Bảng 4.1. Gía trị dinh dưỡng của thức ăn dinh dưỡng RED STAR Thành phần dinh dưỡng ĐVT Gà Ai Cập ME (kcal/kg TĂ) 2750 Độẩm (TĐ) % 14 Đạm thô (TT) % 17 Xơ thô % 5 Phốt pho tổng số (TT-TĐ) % 0,4-2,5 Canxi (TT-TĐ) % 3,0-5,0 Lysine tổng số (TT) % 0,9 Methionine + Cytine tổng số (TT) % 0,8 Threonine (TT) % 0,62 Kháng sinh và dược liệu (mg/kg) KHÔNG Hoocmon và kháng hoocmon (mg/kg) KHÔNG
Ngoài ra chế độ ăn, mật độ gà trong chuồng và chiếu sáng cho gà sinh sản cũng cần được lưu ý:
+ Mật độ: 3-5(con/ m²) + Chếđộ ăn: Theo tỷ lệđẻ
+ Chếđộ chiếu sáng:16h/ ngày
4.1.2. Công tác thú y
Trong chăn nuôi công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện công tác thú y có hiệu quả thì phải thực hiện theo phương châm “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”nhằm tránh những tổn thất về kinh tế. Vì vậy công tác tiêm phòng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài công tác vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống...hạn chế mầm bệnh, khi có gà bị bệnh cần phải kịp thời cách ly, điều trịđể tiêu diệt mầm bệnh tránh sự lây lan.
Phòng và trị bệnh là nội dung quan trọng vì nó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
4.1.2.1. Công tác phòng bệnh và vệ sinh tại trại gà
Trại gà tư nhân Kiều Văn Kha là một cơ sở chăn nuôi tập trung có quy mô vừa vì vậy công tác phòng bệnh được thực hiện một cách nghiêm ngặt và thường xuyên. Để tránh dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho đàn gà sinh sản trại
đã làm tốt công tác tiêm phòng. Tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm sẽ tạo ra một đáp ứng miễn dịch chủđộng cho cơ thể chúng chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, virút..) và tăng sức đề kháng của cơ thể, nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế do bệnh dịch xảy ra.
Hiện nay trại đang tổ chức tiêm phòng cho tất cảđàn gà sinh sản.
Tuy nhiên lịch tiêm phòng bệnh có thể thay đổi tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh ởđịa phương. Thời gian tiêm phòng thường vào buổi sáng lúc thời tiết mát mẻ đồng thời bố trí nhân lực để tiêm phòng được tiến hành nhanh chóng, đồng loạt
Quy trình tiêm phòng cho đàn gà sinh sản tại trại từ khi gà bắt đầu đẻ bói từ tuần 19 trởđi:
+ Cho uống vacxin định kỳ 2 tháng 1 lần Lasota hoặc IB-ND + Trước khi gà đẻ phải tẩy giun
+ Khi đẻđược 30 tuần phải định kỳ cho uống bổ gan ổn định tỷ lệđẻ, bổ
xung canxi.
4.1.2.2. Công tác chẩn đoán bệnh
Để điều trị bệnh cho đàn gà sinh sản và đàn gà hậu bị đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán bệnh phải kịp thời và chính xác để đưa ra phác đồ điều trị đúng. Làm tốt công tác chẩn đoán bệnh sẽ giúp con vật nhanh chóng lành bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc, giảm thiệt hại về kinh tế. Vì
vậy, hàng ngày tôi cùng các cán bộ trong trại tiến hành theo dõi ở tất cả các ô chuồng, phát hiện kịp thời những con có triệu chứng bệnh đểđiều trị.
4.1.2.3. Công tác điều trị bệnh tại trại gà
Trong quá trình thực tập tại trại, bằng những kiến thức đã học ở nhà trường và được sự giúp đỡ của các cán bộ kỹ thuật của trại tôi đã tiến hành chẩn đoán và
điều trị các bệnh thường gặp trên gà và thu được kết quả như sau:
• Bệnh ký sinh trùng đường máu
Hiện nay, bệnh ký sinh trùng đường máu đã và đang xảy ra trên các đàn gà ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, đặc biệt là nhiều trại chăn nuôi gà đẻ.
- Nguyên nhân: Do đơn bào ký sinh trùng trong máu gà có tên là
Leucocytozoon gây ra.
Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu gà như
muỗi, dĩn.
Bệnh mang tính thời vụ thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm như mùa xuân,hạ là giai đoạn sinh sản và phát triển của muỗi,dĩn.
- Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh và diễn biến của bệnh thường kéo dài từ 7-12 ngày phụ thuộc vào Leucocytozoon gây bệnh của ký sinh trùng và tình trạng sức khỏe của đàn gà.
Ban đầu trong đàn gà thấy xuất hiện một số con có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mào,tích tím tái, nhợt nhạt, trắng bệnh. Tỷ lệ gà bị triệu chứng này tăng dần.
Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt và có thể bị lẫn máu do ruột bị tổn thương.
Ở gà đẻ tỷ lệ đẻ giảm đột ngột. Có những con chết ở thể cấp tính giai
đoạn đầu có biểu hiện ọc ra máu tươi.
Thông thường gà yếu dần và chết, quan sát quá trình bệnh có thể thấy một số con chết với biểu hiện xuất huyết ở miệng và mũi. Tuy nhiên gà chết không ồ ạt mà chết lác đác, nhưng tăng dần qua mỗi ngày. Lúc đầu thường chết về ban đêm sau đó chết bất cứ lúc nào,tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không can thiệp kịp thời.
- Bệnh tích:
Gà chết thường có biểu hiện chân khô, lông xơ xác, mào tích nhợt nhạt. Máu loãng khó đông.
Mổ khám thấy:
+ Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt, loang lổ các vùng nhạt màu.
+ Gan, lách sưng to và bở nát. Một số trường hợp thận tăng sinh và dễ vỡ. + Ruột dày lên, đôi khi có biểu hiện uốn lượn như nhìn bên ngoài chiếc lò xo. Có thể quan sát thấy các điểm hoặc vùng rộng có biểu hiện hoại tử màu trắng sữa.
+ Dạ dày tuyến dày lên, bên trong dạ dày cơ có chất chứa màu vàng xanh. + Một số trường hợp trong xoang bụng có chứa máu do gan bị vỡ. - Chẩn đoán
Dựa vào mùa vụ, lứa tuổi và triệu chứng.
+ Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa ẩm có nhiều muỗi, dĩn. + Thường ởđàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên.
Dựa vào triệu chứng:
+ Gà sốt cao, giảm ăn, giảm uống.
+ Giảm đẻđột ngột ở những đàn gà sinh sản.
Dựa vào bệnh tích đặc trưng:
+ Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt, loang lổ các vùng nhạt màu. + Gan lách sưng to bở nát.
+ Thành ruột dày có đặc điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa.
+ Dạ dày tuyến dày, trong dạ dày có chất màu vàng xanh.
- Điều trị: Ta có thể dùng 1 trong 2 phác đồ điều trị nhưng trại dùng phác đồđiều trị 1.
- Phác đồ 1
- + Daimenton 1g/10kg thể trọng gà. Hòa nước cho uống. - + Amoxicev500 1g/15kh thể trọng gà. Hòa nước cho uống. - Phác đồ 2
- + Sunphamonomethoxin 1g/8kg thể trọng gà. Hòa nước cho gà uống. - + Amoxicev500 1g/15kh thể trọng gà. Hòa nước cho uống.
- Liều dùng từ 3-5 ngày tùy mức độ bệnh của gà.
- Sau khi điều trị sử dụng thêm điện giải hoặc các vitamin để gà chóng hồi phục.
- Kết quả điều trị:
- + Điều trị cảđàn 1550 con - + Số con khỏi: 1535 con - + Tỷ lệ khỏi: 99,03 %
• Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD và thể kép CCRD)
Hiện nay ở miền bắc và miền trung nước ta khi thời tiết đang lạnh khi
ấm lên thì độ ẩm tăng cao trời nồm nên gia cầm rất dễ nhiễn bệnh viêm đườn hô hấp mãn tính (hen hoặc CRD). Bệnh thường đi kèm theo một số bệnh như
- Nguyên nhân:
Bệnh do Mycoplasma Gallicepticum gây nên, có thể xảy ra ở các giống gia cầm như gà, vịt,ngan, chim bồ câu ở các lứa tuổi khác nhau.
Bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm, thường xuyên tái phát khi sức khỏe gia cầm giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc nuôi dưỡng kém.
-Đường lây truyền của bệnh:
Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe. Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua trứng.
Bệnh cũng có thể truyền lây gián tiếp do gia cầm hít phải mầm bệnh trong không khí bị ô nhiễm
-Triệu chứng:
Gia cầm mắc bệnh thường ủ rũ, xù lông,kém ăn,gầy; chảy nước mũi, mắt; hay vẩy mỏ; gia cầm hen rít nhiều về ban đêm; gầy; phân xanh, trắng; sưng mặt; gia cầm sinh sản tỷ lệ đẻ giảm nhiều.
-Bệnh tích:
Túi khí vùng bụng,vùng ngực viêm,dày hơn và đục, có thể gặp viêm dính bã đậu. Phổi có thể thùy thũng, thâm đen, nếu bệnh mãn tính phổi bị
nhục hóa, thả vào nước phổi không nổi lơ lửng hoặc chìm. -Chẩn đoán:
Dựa vào các triệu chứng bệnh tích điển hình để chẩn đoán bệnh.
Dùng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính (phòng chẩn đoán xét nghiệm vi sinh vật bệnh).
Phân biệt bệnh với bệnh nấm phổi; gia cầm khó thở, có thể có tiếng khẹc nhưng không có nước mắt,mũi,mỏ và chân rất khô. Phổi có những hạt nấm màu trắng,cứng
Phân biệt với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh viêm khí quản truyền nhiễm; hai bệnh này do virut gây nên, do đó không điều trị được, chỉ phòng bệnh bằng vacxin; con bệnh viêm đường hô hấp mãn tính điều trị được bằng kháng sinh.
-Điều trị: Phác đồ
+ Doxyvet 200 1g/10kg thể trọng. Trộn vào thức ăn cho gà +Neoflo 1ml/10kg thể trọng. Hòa nước cho gà uống
+ Thuốc long đờm Hi-cool 1g/10kg thể trọng gà. Hòa nước cho gà uống Liều dùng từ 3-5 ngày tùy thuộc vào mức độ bệnh
Sau khi điều trị bổ sung thêm điện giải hoặc các vitamin để gà chóng hồi phục. -Kết quảđiều trị: + Điều trị cảđàn 1560 con + Số con khỏi bệnh: 1520 con + Tỷ lệ khỏi bệnh là: 97,44% •Bệnh mổ cắn
-Mổ cắn hậu môn: gà đẻ nhiều quá làm dãn dạ con hoặc gà mới vào đẻ
trứng hơi to cũng làm cho lòi dom. Khi niêm mạc dạ con lòi ra, màu hồng, kích thích gà khác mổ cắn chảy máu, máu đỏ làm gà xúm lại mổ làm cho gà mất máu lòi cả ruột rồi chết.
- Mổ cắn đứt lông: ở gà nuôi nhốt không được vận động, dinh dưỡng không đủ gây nên hiện tượng mổ cắn lông nhau, quanh ống chân lông bị mổ
có sắc tố tập trung tạo hình màu nâu xẫm.
- Mổ cắn trên đầu: khi ở mào tích có vết thương là gà khác mổ cắn. Gà nuôi nhốt hay mổ cắn mào tích lẫn nhau.
Nguyên nhân: có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng mổ cắn: trong thức ăn viên lượng ngô quá nhiều, thiếu máng ăn, thiếu máng uống, bị
kích thích do ngoại ký sinh trùng. Khi đã có 1 con mổ cắn nhau,gà tiếp tục thói quen đó mà không cần sự kích thích nào khác.
Biện pháp khắc phục, hạn chế: thức ăn chất lượng tốt, cho ăn lượng thức
ăn vừa đủ để gà lâu đói, cho ăn thêm rau xanh, có đầy đủ máng ăn máng uống, đảm bảo chuồng đủ độ thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá gây kích thích cho gà. Khi gà bị mổ cắn thì bắt nhốt riêng và bôi xanhmethylen vào, không được bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.
Kết quả điều trị:
+ Số con phát hiện: 72 con + Số con điều trị khỏi: 38 con + Tỷ lệ khỏi: 52,78%
4.1.3. Công tác khác
Công tác sát trùng chuồng trại
Sát trùng chuồng trại là công tác không thể thiếu trong công tác phòng bệnh của mỗi trang trại, việc phun thuốc sát trùng định kỳ nhằm tiêu diệt các mầm bệnh, các vật chủ trung gian truyền bệnh. Phun thuốc sát trùng định kỳ 15 ngày/lần thường xuyên thay đổi thuốc phun đề phòng mầm bệnh nhờn thuốc.
Công việc khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn gà sinh sản và tiến hành nghiên cứu khoa học tôi đã tham gia 1 số công việc như sau:
+ Tham gia điều trị bệnh cùng các nhân viên kỹ thuật của trại. Trong quá trình điều trị bệnh tham gia học hỏi kinh nghiệm nhận biết các loại bệnh khác nhau trên gia súc, gia cầm.
Mỗi một gia cầm khi chết thường có 1 nguyên nhân nhất định. Để nhận biết được nguyên nhân dẫn đến gia súc gia cầm chết, nhiều trường hợp ta có thể nhận biết được bệnh qua các triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài nhưng có trường hợp ta chỉ có thể nhận biết được triệu chứng bệnh qua mổ
khám và có thể là các phương pháp hóa phân tích của các trung tâm chuẩn
đoán, xét nghiệm.
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung Số lượng (con) Kết quả Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
1.Công tác tiêm vacxin phòng bệnh An toàn Ký sinh trùng đường máu 1565 1565 100 Nấm diều 1565 1565 100 Cầu trùng 1565 1565 100 Hen CRD và hen kép CCRD 1565 1565 100 2.Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh Khỏi Hen CRD và hen kép CCRD 1560 1520 97,44 Nấm diều 1500 1445 96,33 Ký sinh trùng đường máu 1550 1535 99,03 Gà cắn mổ 72 38 52,78 Liệt chân 28 28 100
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Tỷ lệ sống của gà khảo nghiệm
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của gà sinh sản Ai Cập (đơn vị %)
Tuần tuổi Trong tuần 26 99,95 27 99,96 28 99,95 29 99,96 30 99,98 31 99,98 32 99,97 33 99,96 34 99,99 35 99,90 36 99,93 37 99,97 38 99,98 39 99,99 40 99,95 41 99,97 42 99,98 43 99,94 44 99,92 45 99,96 46 99,99 47 99,97 Trung bình 99,96
Trong chăn nuôi gà sinh sản việc hao hụt trong quá trình chăn nuôi là không tránh khỏi đểđạt được tỷ lệ sống cao nhất, hiệu quả kinh tế nhất đều là thông qua công tác nuôi dưỡng và công tác thú y. Tỷ lệ sống của gà qua các tuần khảo sát không chênh lệch nhau nhiều. Mức độ hao hụt chỉ từ 0,01% đến
0,1%.Ở tuần 35 tỷ lệ sống của gà thấp nhất là 99,90%, còn ở những tuần 34,39,46 là những tuần gà có tỷ lệ sống cao 99,99%. Trung bình tỷ lệ sống của cả đàn là rất cao 99,96%. Gà hao hụt ở các tuần nhiều chủ yếu là do bị
nhiễm bệnh.
4.2.2. Sản lượng trứng qua 22 tuần
Bảng 4.4. Sản lượng trứng của gà Ai Cập (quả) Tuần tuổi Trong tuần 26 7480 27 7570 28 7495