Năm tuổi (năm) ≤ 2 2 – 4 > 4 Thời gian lành vết mổ
(ngày) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%)
5 – 7 12 35,29 5 14,71 0 0
8 – 10 6 17,65 5 14,71 2 5,88
≥ 11 1 2,94 1 2,94 2 5,88
Tổng cộng 19 55,88 11 32,36 4 11,76
Thời gian lành vết thương được chúng tôi tính kể từ sau khi phẫu thuật xong cho đến lúc vết thương đã khô, không cần rửa vết thương hằng ngày nữa. Từ kết quảở bảng 4.11 cho thấy:
Đối với chó ≤ 2 năm tuổi:
- Có 12 ca lành vết thương ở ngày thứ 5 – 7 chiếm tỷ lệ 35,29% - Có 6 ca lành vết thương ở ngày thứ 8 – 10 chiếm tỷ lệ 17,65% - Và 1 ca ở ngày thứ 11 trở lên chiếm tỷ lệ 2,94%.
Đối với chó 2 – 4 năm tuổi:
- Có 5 ca lành vết thương ở ngày thứ 5 – 7 và 5 ca ở ngày thứ 8 – 10 chiếm tỷ lệ 14,71%, còn 1 ca ở ngày thứ 11 trở lên chiếm tỷ lệ 2,94%.
- Đối với chó > 4 năm tuổi
- Ở ngày thứ 5 – 7 không có ca nào lành đến ngày thứ 8 – 10 có 2 ca và ngày thứ 11 trở lên có 2 ca chiếm tỷ lệ 5,88%.
Nhìn chung đa số trường hợp lành vết thương ở ngày thứ 5 – 7 đều rơi vào độ tuổi ≤ 2 năm còn ở những chó > 4 năm thì sự lành vết thương diễn ra chậm hơn. Ở mỗi độ tuổi thời gian lành vết thương có sự khác biệt rõ rệt.
4.9 Tình trạng chó con sau khi mổ lấy thai trên từng giống
Bảng 4.12: Số chó con sống và chết sau khi mổ lấy thai trên từng giống Số chó con
STT Giống
Số chó mẹ
(con) Tổng (con) Sống (con) Chết (con)
1 Chihuahua 19 63 58 5 2 Nhật 4 18 11 7 3 Fox 3 9 8 1 4 Chó Bắc Kinh 2 7 5 2 5 Chó Việt Nam 2 5 5 0 6 Dachshund 1 4 0 4 7 Pug 1 4 2 2 8 Cocker 1 3 2 1 9 Terrier 1 1 1 0 Tổng cộng 34 114 92 22
Trong 34 ca mổ lấy thai, chúng tôi ghi nhận có tổng cộng 114 chó con sơ sinh. Trong đó số chó con còn sống là 92 con chiếm tỷ lệ 80,70%, còn lại số chó con chết là 22 con chiếm tỷ lệ 19,30%. Có một số trường hợp đặc biệt được ghi nhận như sau:
Ở giống chó Chihuahua có 1 trường hợp thai bị chết lưu trong bụng mẹ, chúng tôi liệt kê vào số lượng chó sơ sinh chết.
Còn ở giống chó Dachshund, toàn bộ chó con đã chết trong bụng mẹ lâu ngày, sình thối, chó mẹ sốt rất cao, chúng tôi phải tiến hành phẫu thuật nhanh chóng để cứu sống kịp thời chó mẹ. Qua phẫu thuật thấy toàn bộ thai được mang trên một sừng tử cung làm sừng tử cung này dãn kích thước rất lớn đồng thời chứa nhiều dịch đen hôi thối bên trong, chúng tôi tiến hành cắt bỏ luôn tử cung để tránh nhiễm trùng về sau.
Hình 4.3: Thai chứa trong một sừng tử cung
Trường hợp chó Pug do chủ tiêm oxytocin quá liều làm tử cung chó mẹ co bóp quá mạnh trong thời gian dài dẫn đến vỡ tử cung, chó con lọt vào trong xoang bụng bị ngạt và chết.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã khảo sát được 34 trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng phẫu thuật và ghi nhận được những kết luận sau:
Đa số các trường hợp đẻ khó đều rơi vào nhóm giống chó ngoại (chiếm tỷ lệ 94,11%), trên những giống chó có tầm vóc nhỏ nhất là giống chó Chihuahua (chiếm tỷ lệ 55,88%), kếđến là giống chó Nhật (11,78%), giống chó Fox (8,82%), các giống chó Bắc Kinh, Việt Nam chiếm cùng tỷ lệ 5,88% còn Dachshund, Pug, Cocker, Terrier chiếm tỷ lệ rất thấp 2,94% ở mỗi giống.
Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó cao ở lứa 1 (47,06%) và lứa 2 (23,53%) trong độ tuổi ≤ 2 năm tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng đẻ khó là hẹp xương chậu (35,29%), cổ tử cung không mở, âm hộ không nở (17,65%), thai lớn (17,65%), thai chết thối rửa (11,76%), tư thế thai bất thường (5,88%), sảy thai đẻ non (5,88%), vỡ tử cung và rặn yếu (2,94%).
Tai biến thường xảy ra trong phẫu thuật là xuất huyết (chiếm tỷ lệ 8,82%), trục trặc đường hô hấp (chiếm tỷ lệ 5,88%).
Tai biến sau phẫu thuật là nhiễm trùng vết thương với tỷ lệ 11,76% và đứt chỉ đường may da 5,88%.
Thời gian lành vết mổđạt 50% vào ngày thứ 5 – 7, đạt 38,24% vào ngày thứ 8 – 10 và đạt 11,76% vào ngày thứ 11 trở lên.
Trong thời gian khảo sát trên 34 trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng phẫu thuật không có trường hợp nào đưa đến tử vong ở chó mẹ, tỷ lệ thành công 100%.
5.2 ĐỀ NGHỊ
Đối với người nuôi chó:
- Không cho phối với chó quá lớn có tầm vóc chênh lệch nhiều để hạn chế chứng đẻ khó.
- Không để chó mẹ mập quá hoặc gầy quá, phải có chế độ dinh dưỡng đúng mức cho chó mang thai.
- Sau phẫu thuật nên đem chó đến bệnh viện để điều trị, không nên tự ý điều trị tại nhà dễ gây tai biến sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần tiếng việt
1. Vũ Thị Hồng Ánh, 2007. Khảo sát chứng đẻ khó trên chó và biện pháp can thiệp tại bệnh viện thú y Petcare. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ thú y, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
2. Phan Quang Bá, 2000. Giáo trình cơ thể học chó mèo. Đại học Nông Lâm TPHCM. 3. Đỗ Xuân Đông, 2002. So sánh 2 vị trí mổ lấy thai ở đường giữa và đường mổ song
song với đường giữa bụng trên chó. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ thú y, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
4. Trần Đăng Khôi, 2005. Khảo sát chứng đẻ khó và so sánh các biện pháp can thiệp trên chó đến khám tại Chi cục thú y Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
5. Nguyễn Phúc Bảo Phương, 2005. Ứng dụng kỷ thuật siêu âm trong chẩn đoán thai và siêu âm bụng tổng quát trên chó. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ thú y, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
6. Nguyễn Văn Thành, 2004. Giáo trình sản khoa gia súc. Đại học Nông Lâm TPHCM.
7. Lê Văn Thọ, 2000. Giáo trình ngoại khoa. Đại học Nông Lâm TPHCM.
8. Lê Văn Thọ, Lê Quang Thông, Lê Phạm Bảo Châu, Nguyễn Ngọc Thủy Tiên (2008). So sánh vị trí mổ lấy thai ở đường giữa bụng và ở vùng hông trên chó. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y – Tập XV – số 3 – 2008. Trang 56 – 62.
Phần tiếng nước ngoài
9. Arus. J, 2003. Dystocia (in Canine reproduction). Royal canin. Page 100 – 101. 10. Evans and Christensen, 1979. Miller’s anatomy of the dog. W. B. Saunders
company. Philadelphia. London. Toronto. Page 584 – 598.
11. Gunzel-Apel.A.R, 2003. Untrasonography and radiography (in Canine reproduction). Royal canin. Page 76 – 77.
12. PetPlace Veterinarians. Dystocia in Dogs. Truy cập ngày 08 / 07 / 2008. http://www.Petplace.com /dogs/dystocia–in–dogs–2 /page1-aspx
13.Darvelid and Linde-Forsberg, Dystocia in the dog and cat. Truy cập ngày 23 / 07 / 2008 www.int.elsevier.com.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Số phiếu: Ngày: 1.Tên chủ:
2. Địa chỉ:………ĐT:………..
3.Tên thú:………Giống/màu:……Giới tính………Tuổi:……..Trọng lượng…... 4.Tình trạng đẻ của các lứa trước
5. Giống và kích thước chó bố 6. Khoảng cách giữa 2 lần đẻ 7.Triệu chứng:
8.Chẩn đoán:
9. Số ngày mang thai………….Lứa đẻ:…………lần mổ thứ………. Số con/lứa:……….Số con còn sống…………Số chó con chết………... 10.Thuốc vô cảm sử dụng: …….. Liều lượng…….. thời gian tiêm: Lần 1… Lần 2…... 11.Chăm sóc hậu phẫu: Tên thuốc…. Liều lượng……. Đường tiêm………... 12. Bảng theo dõi thân nhiệt:
To Sau khi mổ To Trước mổ Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 13.Thời gian lành vết thương: 14.Thời gian cắt chỉ:. 15. Tai biến:
- Trong khi mổ………..Nguyên nhân………
- Xử lí
- Sau khi mổ………..Nguyên nhân………
- Xử lí