LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

Một phần của tài liệu Khảo sát nguyên nhân đẻ khó chó theo dõi kết mổ lấy thai bệnh viện thú y Petcare (Trang 25)

ĐỀ TÀI

Đỗ Xuân Đông (2002) Tiến hành phẫu thuật 20 con chó đẻ khó gồm 17 chó ngoại, 3 chó ta ởđộ tuổi từ 2 đến trên 6 tuổi. Kết quả thu được cho thấy các giống chó nhỏ vóc như Chihuahua, Pekingese, Pinscher hay gặp trục trặc lúc sanh đẻ (chiếm tỷ lệ 85%), chó ta cũng có nhưng ít hơn (chiếm 15%). Trong đó 60 – 70% chó lành sẹo 7 – 8 ngày sau mổ. Chó lớn tuổi thì sự lành sẹo chậm hơn chó nhỏ.

Trần Đăng Khôi (2005) Khảo sát 432 chó có dấu hiệu sắp sanh, trong đó có 254 chó có dấu hiệu đẻ khó chiếm tỷ lệ 58,79%. Số chó có dấu hiệu đẻ khó được ghi nhận ở giống chó Fox, Chihuahua (36,22%), ở giống chó Nhật, chó Bắc Kinh (29,92%), giống chó ta (22,04%), các giống chó khác (11,82%). Hiện tượng đẻ khó được ghi nhận đều ở tất cả các lứa đẻ và xảy ra nhiều trên những chó có phương thức nuôi nhốt. Kết quả khảo sát ghi nhận nguyên nhân gây đẻ khó là do cơ tử cung co bóp kém (33,92%), xương chậu hẹp (24,10%), thai lớn (16,51%), xoắn tử cung (10,26%), tư thế thai bất thường (11,16%) và thai chết (4,05%).

Vũ Thị Hồng Ánh (2007) Khảo sát 387 chó cái đến khám và điều trị trong đó có 38 trường hợp đẻ khó (chiếm tỷ lệ 9,82%). Số chó có dấu hiệu đẻ khó thường gặp trên nhóm giống chó ngoại (92,1%). Những trường hợp sanh khó này xảy ra cao ở độ tuổi không quá 3 năm tuổi và ở những lứa đẻ đầu tiên. Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó được tác giả ghi nhận trong quá trình khảo sát: Xương chậu hẹp, cổ tử cung không mở (26,31%), thai chết (18,42%), tử cung trơ, xơ hóa không co bóp (13,16%), tư thế thai bất thường (13,16%) và một số nguyên nhân như thai lớn (10,53%), hai thai ra cùng một lúc (5,26%), và vỡ tử cung (5,26%). Kết quả mổ lấy thai được ghi nhận thời gian lành vết thương đạt 57,14% vào ngày thứ 5 – 6; 25,71% vào ngày thứ 7 – 8; 5,7% vào ngày thứ 9 – 10 và 11,14% vào ngày thứ 11 trở lên.

Lê Văn Thọ và cộng tác viên (2008) Khảo sát 144 chó cái mang thai có dấu hiệu sắp sanh, trong đó có 71 con đẻ khó (chiếm tỷ lệ 49,31%). Trong số chó đẻ khó đa số là những giống chó nhỏ vóc như Chihuahua (39,44%), chó Nhật (35,21%), chó Fox (14,08%), chó Bắc Kinh (4,23%), chó Griffon (1,41%), chó Việt Nam (5,63%). Có 62 ca được chụp X – quang cho thấy nguyên nhân gây đẻ khó là do xương chậu hẹp (29,03%), tử cung co bóp kém (24,19%), thai lớn (17,74%), tư thế thai bất thường

(14,52%), nhiều thai nằm chèn ép nhau (8,06%), xoắn tử cung (3,23%) và thai chết (3,23%).

Darvelid and Linde – Forsberg (2003) Nghiên cứu 182 trường hợp đẻ khó trên chó và ghi nhận nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó là do tử cung co bóp kém (chiếm tỷ lệ 48,9%), xương chậu hẹp (23,1%), thai lớn (6,6%), tư thế thai bất thường (1,1%) và thai chết chiếm tỷ lệ 1,1%.

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1 B TRÍ THÍ NGHIM

3.1.1 Thi gian

Đề tài đã được thực hiện từ 22/ 01/ 2008 đến 06/ 06/ 2008.

3.1.2 Địa đim

Bệnh viện thú y PETCARE

124A Xuân Thủy - Thảo Điền - Quận 2 - TP Hồ Chí Minh

3.1.3 Đối tượng nghiên cu

Những con chó có biểu hiện đẻ khó được người nuôi đưa đến khám và điều trị tại bệnh viện Thú y Petcare.

3.2 NI DUNG NGHIÊN CU

3.2.1 Ni dung

- Khảo sát các nguyên nhân gây đẻ khó trên chó

- Ghi nhận kết quả chẩn đoán chó đẻ khó bằng siêu âm

- Theo dõi kết quả mổ lấy thai, chăm sóc hậu phẫu đến khi vết mổ lành và cắt chỉ.

3.2.2 Nhng ch tiêu theo dõi

- Tỷ lệ chó đẻ khó theo giống, độ tuổi, lứa đẻ

- Tỷ lệ xuất hiện nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó - Tỷ lệ thành công trên chó được can thiệp bằng phẫu thuật

- Theo dõi những tai biến xảy ra trong và sau khi phẫu thuật (nếu có) - Theo dõi thời gian lành vết thương

3.3 PHƯƠNG TIN KHO SÁT

3.3.1 Dng c

- Dng c dùng để chn đoán lâm sàng: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, cân, dây cột

- Dng c phu thut: bàn mổ, nồi hấp khử trùng autoclave, dao, kéo, nhíp, săng mổ, dụng cụ banh vết mổ, dụng cụ cạo lông, kềm đốt điện, pence, băng cá nhân, băng thun, bông, gạc, găng tay vô trùng, kim, chỉ, dây truyền dịch, bình khí oxy, đèn hồng ngoại, đèn phẫu thuật

Hình 3.1: Dụng cụ mổ lấy thai - Trang thiết b chn đoán:

Máy siêu âm chuyên biệt cho gia súc (Convex Scanner HS – 1500 Honda Electrics)

Đầu dò được sử dụng là đầu dò Convex có tần số 6, 5 MHz Gel dùng trong siêu âm

3.3.2 Mt s dược phm s dng để gây tê, gây mê và điu tr

+ Atropin: 0,1 mg / kg trọng lượng (kg P), (SC) + Zoletil: 5 - 7 mg / kg P (IV)

+ Acepromazin: 0, 01 - 0, 02 mg / kg P (SC) + Lidocain: 40 - 80 mg / con

+ Oxytocin: 5 - 25 UI / con + Calcium: 5 – 10 ml / con + Dexamethasone: 0, 1 - 0, 2 mg / kg P + Lincomycin: 5 - 7 mg / kg P + Prednisolon: 2 - 5 mg / kg P + Duphapen: 25 mg / kg P / 4 ngày + Clamoxyl: 15 mg / kg P + Amino Fort: 0,75 mg / kg P + Vitamin K: 0, 5 - 2 mg / kg P + Vitamin C: 20 mg / kg P + B-complex: 0,8 - 10 mg / kg P + Lactate ringer: 25 ml / kg P + Glucose 5%: 25 ml / kg P + Povidine 5% + Ampicillin 500 mg + Antisamin 3.4 CÁC BƯỚC TIN HÀNH

Khi gặp một trường hợp đẻ khó các vấn đề sau đây cần phải quan tâm đến:

3.4.1 Tìm hiu bnh sử + Giống, tuổi chó + Thời gian cho phối giống + Số lần phối giống + Tình trạng sức khỏe những lần đẻ trước + Giống và kích thước chó bố

+ Sựăn uống và sinh hoạt trong giai đoạn có mang và lúc gần sanh + Những lần đẻ trước có bình thường không

+ Số con trong những lần đẻ truớc đó? Bao nhiêu con sống? Bao nhiêu con chết? + Khoảng cách giữa những lần đẻ

3.4.2 Kim tra lâm sàng

- Khám tng quát: Cốđịnh chó lên bàn, cột mõm chó và có chủđứng giữ. Thăm khám lâm sàng thú mẹ: tình trạng sức khỏe, sự phát triển cơ thể có cân đối không? Da, niêm mạc hồng hay nhợt nhạt, kiểm tra thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, tình trạng tiết sữa của tuyến vú, kích thước âm hộ, kích thước bụng của thú mẹ, sự tiết các chất dịch ở âm đạo. Có thể cảm nhận sự chuyển động của thai khi ta dùng tay áp nhẹ vào vùng bụng thú mẹ.

- Khám cơ quan sinh dc

+ Kiểm tra âm hộ: Kích thước âm hộ, chất tiết ở âm hộ, mùi, màu sắc, độ nhầy của chất tiết

+ Kiểm tra âm đạo: Phải tuyệt đối giữ vệ sinh khi tiến hành thăm khám âm đạo. Dùng tay có đeo găng vô trùng, cho ngón trỏ qua âm hộ, âm đạo để kiểm tra. Tay còn lại nâng bụng và xoa bóp để giúp đẩy thai về sau mà ngón tay trỏ có thể chạm tới được. Kiểm tra qua âm đạo chúng ta có thể nhận biết:

- Độ mở cổ tử cung, tử cung cứng hay mềm, sự dãn nở của tử cung, độ trơn láng của âm đạo.

- Mức độ tổn thương do những lần can thiệp trước

- Tử cung đã co bóp để đẩy thai ra không, ngón tay có thể chạm vào túi ối, túi ối đã vỡ chưa

- Độ lớn của thai và tư thế thai trong tử cung

Chỉđịnh chụp X – quang hay siêu âm nếu thấy cần thiết Những thông tin trên sẽ giúp cho ta định hướng cách xử lý

3.4.3 Chn đoán bng siêu âm

Chuẩn bị: Cạo lông vùng bụng thú và bôi lớp gel dẫn âm Tư thế thú khi siêu âm: Nằm ngửa, có người phụ giữ 4 chân

Siêu âm: Quét và lia đầu dò đến nhiều phía để có thể thăm dò toàn bộ khối thể tích khảo sát.

Đo và ước lượng tuổi thai: Trên hình ta có thể thấy được túi thai khi thai được 30 – 35 ngày tuổi. Từ ngày 38 – 60, ta có thểđo đường kính đầu thai để tính tuổi thai

và dự kiến ngày sanh, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn nếu ngày sanh còn xa. Kiểm tra được tình trạng của thai bằng cách kiểm tra nhịp tim và hoạt động của thai.

Hình 3.2: Thai 57 ngày tuổi

3.5 BIN PHÁP CAN THIP

Chứng đẻ khó luôn là những trường hợp khẩn cấp, phải tiến hành can thiệp kịp thời. Mọi sự trì hoãn có thể gây nguy hiểm cho cả thú mẹ lẫn thú con.

3.5.1 Can thip bng thuc

Đối với các truờng hợp có thể can thiệp đẻ khó bằng thuốc, chó được tiêm tĩnh mạch:

- Oxytocin: 5 – 25 UI / con - Calcium: 5 – 10 ml / con

- Hoặc kết hợp tiêm oxytocin + calcium, hoặc oxytocin + calcium + glucose 5% Dùng thuốc kích thích sự rặn đẻ khi gặp các trường hợp sau:

- Kiểm tra qua âm đạo thấy cổ tử cung đã mở nhưng sức rặn chó mẹ rất yếu - Chó con nằm đúng tư thế và đã di chuyển xuống khu vực xương chậu

- Do chó con đầu tiên quá to phải sử dụng biện pháp kéo thai, sau đó có thể dùng thuốc giúp chó tiếp tục đẻ tự nhiên những con còn lại.

3.5.2 Can thip bng tay

Kiểm tra âm đạo thấy có sự hiện diện của thai ở khu vực xương chậu và thai nằm đúng tư thế, lúc này ta có thể can thiệp bằng tay. Dùng tay có mang găng đã được vô trùng, bôi vaseline vào đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa, sau đó đưa tay vào âm đạo chạm và xác định đầu thai, dùng 2 ngón tay kẹp dưới hàm, tay còn lại bóp và ép thành bụng ngoài của thú mẹđể nặn và kéo thai ra theo nhịp rặn của con mẹ, phải thực hiện động tác nhẹ nhàng tránh gây tổn thương niêm mạc âm đạo thú mẹ.

Hình 3.3: Dùng tay nặn và kéo thai ra

3.5.3 Can thip bng phu thut

Sau khi kiểm tra kết hợp với kết quả siêu âm, một vài trường hợp can thiệp bằng thuốc hoặc bằng tay không hiệu quả, chó được đưa vào phòng phẫu và tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp vô cm

- Gây tê: dùng lidocain 2% để gây tê tại chỗ kết hợp với dùng thuốc dãn cơ atropin 0,1 mg / kg trọng lượng và thuốc an thần acepromazine tiêm dưới da với liều 0,125 – 0,25 mg / kg trọng lượng.

- Đối với những trường hợp chó mẹ quá hung dữ, gây tê không hiệu quả hoặc chó con đã chết, chúng tôi tiến hành gây mê như sau:

Hình 3.4: Gây tê tại chỗ bằng lidocain

Tiêm atropin với liều 0,1 mg / kg thể trọng, sau 15 phút tiến hành cấp thuốc mê zoletil qua đường tĩnh mạch với liều 5 - 7 mg / kg thể trọng.

Phương pháp phu thut

Cốđịnh thú nằm ngửa, cạo lông vùng giữa bụng, sát trùng cồn và povidine 5%

Dùng săng mổ phủ lên bụng để tránh vấy nhiễm

Thực hiện vết mổở giữa bụng ngay giữa đường trắng, vết mổ cách rốn khoảng 4 cm về phía sau (tùy theo vóc dáng và kích thước thai mà độ dài vết mổ khác nhau) qua da và mô liên kết dưới da để bộc lộđường trắng

Hình 3.6:Đường mổổ bụng

Dùng kẹp có mấu kéo thành bụng lên, dùng mũi dao tạo lỗ thủng trên đường trắng sâu đến phúc mạc và tiếp tục mở rộng vết mổ dọc theo đường trắng về hai phía bằng kéo mổ.

Hình 3.7: Mở rộng vết mổ dọc theo đường trắng

Sau khi bộc lộ xoang bụng, cho ngón tay trỏ vào xác định sừng tử cung, thân tử cung, chọn vị trí ít mạch máu lớn, dùng nhíp gắp lên, tạo lỗ thủng trên thân tử cung bằng dao (ngay sau ngã ba sừng tử cung).

Dùng pence kẹp dính tử cung lên thành bụng, không để dịch tử cung chảy vào trong xoang bụng.

Dùng tay (có mang găng vô trùng) nắm và kéo nhẹ chó con ra (nếu có cả bọc ối thì xé rách bọc ối), lau khô các chất trong miệng, mũi chó con.

Hình 3.8:Đưa chó con ra Dùng kẹp kẹp rốn lại, cắt rốn cho chó con

Hình 3.9: Kẹp rốn chó con

Sau đó kéo màng niệu, màng nhau ra từ từ, nhẹ nhàng để giảm tối thiểu chảy máu từ nơi bám nhau.

Hình 3.10:Đưa nhau ra

Tiếp tục lấy thai cho đến hết (những thai nằm ở phần xa trong sừng tử cung phải dùng tay nắn từ bên ngoài bụng chó mẹđể dồn thai về gần vết mổ)

Dùng gạc thấm nước muối sinh lý để rửa bớt dịch, máu trong lòng tử cung Rắc ampicillin vào trong vết mổ

Hình 3.11: Rắc ampicillin vào tử cung Khâu tử cung lại bằng đường may cushing, chỉ catgut 3 – 0

Hình 3.12: May khép tử cung

Kế tiếp may phúc mạc, cơ thẳng bụng bằng đường may liên tục thông thường, chỉ vicryl 2 – 0.

Hình 3.13:Đường may phúc mạc và cơ thẳng bụng Sau cùng may da lại bằng đường may nệm nằm gián đoạn, chỉ cotton

Hình 3.14:Đường may da

Vệ sinh sạch vùng bụng, sát trùng vết thương bằng povidine 5% Dùng băng thun hoặc băng cá nhân để băng vết thương lại

Trường hợp có thai chết lâu bị sình thối làm tử cung hoại tử, chúng tôi tiến hành cắt bỏ tử cung để tránh viêm nhiễm trong giai đoạn hậu phẫu.

Hình 3.15: Thai chết sình

Nếu thú mẹ yếu, khó thở, run cơ thì chúng tôi hỗ trợ bằng những cách sau: - Cho chó mẹ thở oxy

- Truyền dịch lactate ringer, sưởi đèn - Tiêm tĩnh mạch calcium (5 – 10 ml / con)

3.6 NHNG TAI BIN TRONG VÀ SAU KHI PHU THUT

3.6.1 Tai biến trong phu thut

- Có trường hợp sau khi lấy chó con ra khỏi tử cung chó mẹ thì niêm mạc tử cung chó mẹ xuất huyết rất nhiều. Khắc phục: dùng vitamin K

- Trường hợp mổ không đúng đường trắng làm đứt nhiều mạch máu hoặc do thao tác kẹp mạch tạm thời hay cột mạch máu không tốt gây mất máu nhiều. Khắc phục: ta dùng kềm đốt điện để hàn các mạch máu nhỏ lại đồng thời tiêm vitamin K cho chó.

- Đối với những chó lớn tuổi, sức khỏe yếu, trong khi phẫu thuật kiểm tra nhịp thở rất yếu thì chúng tôi tiến hành hỗ trợ bằng cách cho thở oxy

- Thông thường, trước khi tiến hành ca mổ có gây mê, thú cần được nhịn đói tối thiểu 12 giờ, nhịn uống tối thiểu 4 giờ. Trên thực tế, chứng đẻ khó cần can thiệp ngay cho nên việc cho thú nhịn ăn, nhịn uống trước thường không được thực hiện tốt.

- Thú thường bị nôn trong lúc phẫu thuật khi có dịch tiết và thức ăn dễ bị rơi vào khí quản cản trở hô hấp, hoặc về sau bị viêm khí quản… Để phòng ngừa nên thực hiện tiền mê tốt, nếu chó nôn thì nghiêng đầu qua một bên cho chó nôn được dễ dàng. - Bản thân chó có triệu chứng bệnh phổi, tim mạch khi gây mê cần theo dõi kĩ nhịp tim, hô hấp, nhất là trong giai đoạn mê sâu vì ở giai đoạn này thú dễ bị chết hơn những chó khác. Trong trường hợp này cần can thiệp ngay (dùng thuốc trợ tim, trợ hô hấp). Tốt nhất là đối với những thú quá yếu hoặc có triệu chứng bệnh phổi, tim mạch nên gây tê để phẫu thuật.

3.6.2 Tai biến sau phu thut

- Đứt chỉ : Do chó tự cắn vết thương làm bung chỉ đường may da dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử mô chỗ 2 mép vết thương.

- Xử lý : Ta kiểm tra nếu vết thương chưa tích dịch hoặc mủ thì tiến hành cắt bỏ phần mô hoại tử, rửa sạch bằng nước muối sinh lý và sát trùng vết thương rồi may lại, sau đó cho chó đeo vòng collar.

- Nhiễm trùng vết mổ : Trường hợp chủ không mang chó đến chăm sóc hậu phẫu hằng ngày theo chỉđịnh của bác sĩ để vết thương sưng tấy, nhiễm trùng, chó sốt cao. - Xử lý : Thụt rửa vết thương bằng nước muối sinh lý sau đó dùng kháng sinh ampicillin (hoặc hydrocortisone) bơm tại chỗ vết thương rồi hẹn chủ mang chó tới hằng ngày để bác sĩ kiểm tra và theo dõi.

3.7 X LÝ S LIU

Kết quả khảo sát này chỉ mô tả hiện trạng nên số liệu được trình bày dưới dạng số

Một phần của tài liệu Khảo sát nguyên nhân đẻ khó chó theo dõi kết mổ lấy thai bệnh viện thú y Petcare (Trang 25)