II. Cơ SỞ LÝ LUẬN.
2. Nhiệm vụ của kê toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
lương:
Người làm kế toán tiền lương và khoản trích theo lương phải luôn phản ánh đầy đủ chính xác về thời gian, kết quả lao động, tính đúng, thanh toán đủ tiền lương và các khoản liên quan cho công nhân viên. Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác các chi phí về tiền lương, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Ngoài ra kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương định kỳ phải phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý sử dụng quỹ tiền lương, cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.
Cụ thể:
+ Hạch toán lao động:
- Hạch toán số lượng lao động: Là việc hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động, theo chuyên môn, cấp bậc, công việc, trình độ tay nghề của công nhân viên để phản ánh số hiện có và sự biến động về lao động trong doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về lao động. Việc quản lý sẽ được thực hiện trên sổ sách kế toán, trên sổ danh sách lao động của Doanh nghiệp và của từng bộ phận theo mẫu quy định.
- Hạch toán thời gian lao động: là việc ghi chép, kịp thời chính xác thời gian lao động của từng người lao động trên cơ sở đó tính tiền lương phải trả cho người lao động được chính xác.
Hạch toán thời gian lao động phản ánh số ngày công, số giờ làm việc thực tế, ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng lao động, từng bộ phận... trong doanh nghiệp.
- Hạch toán kết quả lao động: Là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên biểu hiện bằng khối lượng công việc đã hoàn thành của từng người hoặc từng bộ phận.
Tổ chức công tác kế toán, hạch toán lao động và kế toán tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích được người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công và giá thành sản phẩm được chính xác.