Máy tách hạt màu

Một phần của tài liệu Máy chế biến trong công nghệ thực phẩm. (Trang 50 - 54)

Hạt ngũ cốc có màu khác không đặc trưng thường là các hạt không tốt hoặc hư hỏng. Để tách các hạt có màu khác

thường ra khỏi khối hạt, có thể dùng máy tách hạt màu. Máy tách hạt màu làm việc dựa theo nguyên tắc phân biệt

hạt màu bằng cảm biến màu của dòng hạt đang trượt trên rãnh. Nếu phát hiện hạt có màu khác lạ, một ống thổi khí sẽ thổi hạt màu ra khỏi rãnh và rơi xuống máng hứng bên dưới. Máy có thể tách hầu hết các hạt có màu sẫm ra khỏi

khối hạt có màu sáng.

Đối với gạo, năng suất máy có thể đạt tới 200 kg/h/rãnh. Thông thường mỗi máy có thể có từ 60-80 rãnh làm việc

đồng thời.

Hình III - . Nguyên lý tách hạt màu

Câu hỏi thảo luận

Số lỗ trên sàng ảnh hưởng tới hiệu quả phân loại hay năng suất làm việc của sàng?

Để tách đá ra khỏi khối hạt lúa, có thể sử dụng tiêu chí phân loại nào sau đây: màu sắc, kích thước, khối

lượng riêng, tính chất khí động?

Sàng phân loại thóc-gạo dựa trên sự khác biệt nào để phân riêng. Xét về nguyên tắc phân riêng, sự khác

nhau giữa sàng zig-zag và sàng khay là gì? Vì sao khó áp dụng máy phân loại màu một cách rộng rãi cho các loại hạt nông sản trong điều kiện

hiện tại?

Tài liệu tham khảo

Cơ sở tính toán và thiết kế máy sản xuất thực phẩm, A. Ia. Xôkôlôp, Nguyễn Trọng Thể và Nguyễn Như Thung biên dịch, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1976 Máy gia công cơ học nông sản-thực phẩm, Nguyễn Như Nam-Trần Thị Thanh, NXB Giáo dục, 2000. Công nghệ và các máy chế biến lương thực, Đoàn Dụ, Bùi Đức Hợi, Nguyễn Như Thung, Mai Văn Lề,

NXB Khoa học và kỹ thuật, 1983

Hand book of food engineering, D. E. Helman and D. B. Lund, Marcel Dekker, Inc, 1992

Paddy rice post harvest industry in developing country, James E. Wimberly, IRRI, 1983

Satake rice processing plant, Satake Engineering Co. LTD (Technical book)

Tài liệu kỹ thuật, Công ty Cơ Khí Bùi Văn Ngọ. Unit operation of chemical engineering, W. L.

McCabe and J. C. Smith, 3rd edition, McGraw-Hill

International Book Company, 1976 53

Perry chemical engineer’s handbook, Robert H. Perry

and Don W. Green, 7th edition, Mc Graw-Hill, 1997

Chương IV

MÁY ÐỊNH LƯỢNG VẬT LIỆU RỜI

Trong sản xuất thực phẩm, quá trình đo lường lượng nguyên liệu xác định, định lượng những vật liệu bổ sung và thành phẩm có ý nghĩa lớn. Ðịnh lượng phải đảm bảo tiến hành đúng các quá trình công nghệ, cách pha trộn đã

qui định, phân lượng đúng và chính xác thành phẩm... Quá trình định lượng vật liệu rời thường được tiến hành

theo 2 cách: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ðịnh lượng liên tục: vật liệu rời được cung cấp liên tục và không đổi theo thời gian. Có thể xác định lượng cung cấp bằng cách xác định thể tích hoặc khối lượng vật liệu qua

máy trong một đơn vị thời gian.

Ðịnh lượng từng mẻ: phần lớn là quá trình cân tự động, khi đã nạp đủ lượng đã định, hệ thống tự động sẽ đóng

đường nạp liệu và tháo lượng sản phẩm trong máy ra. Lượng cung cấp được xác định bằng thể tích hoặc khối

lượng vật liệu trong một mẻ cân.

Một phần của tài liệu Máy chế biến trong công nghệ thực phẩm. (Trang 50 - 54)