Dự án xây dựng có bố trí các hệ thống thông gió đảm bảo thường xuyên cung

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án vùng lúa chất lượng cao (Trang 73)

trí các hệ thống thông gió đảm bảo thường xuyên cung cấp nguồn khí sạch, môi trường không khí bên trong chợ luôn luôn thông thoáng. Ngoài ra, còn bố trí các quạt hút một cách hợp lý để tránh mùi hôi, khi thải từ các nhà vệ sinh lan truyền vào khu vực nhà xưởng. Trồng cây xanh xung quanh dự án, nhằm hấp thụ bức xạ ánh sáng mặt trời, điều hòa các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và khí thải. Trật tự an

ninh, an toàn xã hội

- Thường xuyên kiểm tra và không để tình trạng lô và không để tình trạng lô và không để tình trạng lô đề, cờ bạc, hụi hè, cá cược, trộm cắp, bói toán mê tín dị đoan dưới mọi hình thức;

- Người dân trong khu vực dự án không được tổ chức các trò chơi không lành mạnh; không uống rượu, bia say xỉn, gây gổ đánh nhau hay có hành vi, cử chỉ bạo lực làm mất an ninh, trật tự trong khu vực dự án.

- Người đang mắc bệnh truyền nhiễm mà không áp dụng các biện pháp

đang say rượu, bia; người đang mắc bệnh tâm thần không được vào dự án.

- Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong khu vực để phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự công cộng. Giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái - Khống chế ô nhiễm không khí phát sinh từ các hoạt động của dự án;

- Xử lý nước thải đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận để không gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh;

- Quản lý tốt nguồn phát sinh chất thải rắn đặc biệt là chất thải nguy hại không để chất thải tràn lan gây nhiễm độc môi trường đất, nước và không khí. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông:

- Mọi người ra vào dự án phải đúng cửa và trong thời gian quy định; phải dừng, đậu, gửi xe đạp, xe máy và các phương tiện vận chuyển đúng nơi quy định.

- Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào dự án đều phải tuân theo sự hướng dẫn, sắp xếp của Chủ dự án đế tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông trong khu vực. Sự cố trong quá trình hoạt động Công tác an toàn lao động - Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành đặc biệt là những công nhân làm việc tại các khu

30.000 Khi dự án bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm và trong Chủ dự án

vực dễ xảy ra tai nạn lao động.

- Hướng dẫn cho công nhân các quy trình kỹ thuật cũng như các quy tắc an toàn vận hành các máy móc thiết bị.

- Người lao động thường xuyên được trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân như găng tay, mũ, ủng bảo hộ và các dụng cụ chống ô nhiễm, khí thải độc hại, có sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của cán bộ về an toàn lao động.

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ thuốc men cần thiết tối thiểu cho việc sơ cứu tai nạn, rủi ro trong các bộ phận sản xuất và tổ chức tập huấn các quy tắc sơ cứu ban đầu đối với các sự cố, tai nạn rủi ro. suốt quá trình hoạt động Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động - Duy trì việc khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên, phân loại sức khỏe và có hướng xử lý kịp thời đối với số cán bộ, công nhân bị bệnh hoặc có sức khỏe yếu. Đặc biệt kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người làm việc ở nơi có tiếng ồn, nhằm phát hiện sớm các rối loạn bệnh lý do tiếng ồn gây nên ở những người này, kịp thời có biện pháp điều trị và phòng bệnh tích cực.

Ph òng chống tai nạn cháy nổ - Chủ dự án thường xuyên nhắc nhở, tập huấn về công tác PCCC, chữa cháy và thoát nạn dưới sự hướng dẫn của Công an PCCC cho mọi đối tượng trong dự án. - Quản lý việc sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật. Tránh sử dụng điện quá tải. - Các bảng tiêu lệnh PCCC phải được gắn ở những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị; thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét đúng quy định nhà nước.

- Định kỳ kiểm tra các thiết bị chữa cháy và báo cháy, các thiết bị và dây dẫn chống sét công trình để đảm bảo khi có sự cố xảy ra thì vẫn hoạt động tốt.

5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những công việc quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần rất quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể được định nghĩa như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc. Từ đó xác định lại các dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường có đúng hay không hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế.

Chủ dự án kết hợp với các cơ quan chuyên môn lập chương trình giám sát chất lượng môi trường nhằm mục đích giám sát các tác động tới môi trường cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm. Chủ dự án thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường trong quá trình hoạt động như sau:

5.2.1. Thông số giám sát môi trường

5.2.1.1. Giám sát chất lượng môi trường không khí

- Vị trí giám sát : 01 điểm tại khu vực lò sấy.

- Tần suất thu mẫu và phân tích : 6 tháng/lần

- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn so sánh : Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT và các quy định khác có liên quan.

5.2.1.2. Giám sát chất lượng khí thải lò sấy

- Chỉ tiêu giám sát : bụi, CO, NO2, SO2.

- Vị trí giám sát: 01 điểm tại đầu ra của ống khói - Tần suất thu mẫu và phân tích: 6 tháng/lần

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B và các quy định khác có liên quan.

5.2.1.3. Giám sát chất lượng nước mặt

- Chỉ tiêu giám sát: pH, COD, BOD5, TSS, Amoni, Nitrat, Phosphat, tổng Coliforms, chỉ tiêu thuốc BVTV-phân bón

- Vi trí giám sát: 01 điểm tại cống đê - nước thải từ đồng ruộng ra môi trường. - Tần suất thực hiện: 3 tháng/lần.

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.

5.2.1.4. Giám sát chất thải rắn

Kiểm tra giám sát việc phân loại, thu gom, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại.

Tần suất giám sát: 01 ngày/lần.

5.2.2. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường

Tổng kinh phí giám sát chất lượng môi trường được trình bày như sau:

Bảng 32: Tổng kinh phí giám sát chất lượng môi trường

STT Hạng mục Kinh phí (đồng)

1 Kinh phí phân tích mẫu 12.600.000

2 Thuê chuyên gia, thiết bị đo mẫu khí, lấy mẫu nước 4.000.000 3 Viết báo cáo giám sát chất lượng môi trường 3.000.000

4 In ấn giao nộp báo cáo 4.00.000

CHƯƠNG 6.

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Để lấy ý kiến cộng đồng về việc thực hiện Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu”. Ngày 25 tháng 9 năm 2015, chúng tôi đã gửi Công văn số 790/ĐTXDN gửi đến UBND và UBMTTQ xã An Thạnh về việc xin ý kiến tham vấn cộng đồng về nội dung Báo cáo ĐTM của Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu” đồng thời gửi nội dung trình bày khái quát về các tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực, kèm theo là các biện pháp rất cụ thể để khắc phục, giảm thiểu những tác động có hại và sự cố môi trường do dự án gây ra.

Sau khi nhận được Công văn xin ý kiến của Ban quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh, UBND và UBMTTQ xã An Thạnh đã có Công văn trả lời: số 871/UBND ngày 30/9/2015 của UBND xã An Thạnh và Công văn số 139-CV-BTT ngày 30/9/ 2015 của UBMTTQ xã An Thạnh.

6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 6.2.1. Ý kiến của UBND xã An Thạnh.

1. Về những tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Đồng ý với các nội dung trình bày trong tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu”. Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm tự nhiên khu vực.

2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án:

Đồng ý với các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trình bày trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án.

3. Kiến nghị đối với chủ Dự án:

- Đề nghị chủ dự án thực hiện đúng theo Báo cáo đã nêu và theo đúng pháp luật về công tác bảo vệ môi trường.

- Có trách nhiệm cùng địa phương tiếp thu lắng nghe và khắc phục ngay các tác động khi có ý kiến phản hồi của nhân dân địa phương trong công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình xây dựng dự án.

6.3.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư

Để lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, Ban quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây Ninh đã gửi Công văn Công văn số 790/ĐTXDN ngày 25/9/2015 gửi đến UBMTTQ xã An Thạnh về việc xin ý kiến tham vấn cộng đồng về nội dung Báo cáo ĐTM của Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu”. Sau khi nhận được UBMTTQ xã An Thạnh có ý kiến như sau:

Đồng ý với các nội dung trình bày trong tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu”. Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm tự nhiên khu vực.

2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của Dự án:

Đồng ý với các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trình bày trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án.

3. Kiến nghị đối với chủ Dự án:

- Đề nghị chủ dự án thực hiện đúng theo Báo cáo đã nêu và theo đúng pháp luật về công tác bảo vệ môi trường.

- Có trách nhiệm cùng địa phương tiếp thu lắng nghe và khắc phục ngay các tác động khi có ý kiến phản hồi của nhân dân địa phương trong công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình xây dựng dự án.

6.3.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của Chủ dự án

Chủ dự án đã nhận được Công văn số 871/UBND ngày 30/9/2015 của UBND xã An Thạnh về việc cho ý kiến trong quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu”. Chủ dự án có ý kiến phản hồi như sau:

Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện đúng những gì đã nêu trong báo cáo này và những yêu cầu của UBND ....

Chủ dự án đã nhận được Công văn số 139-CV-BTT ngày 30/9/ 2015 của UBMTTQ xã An Thạnh về việc cho ý kiến trong quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu”. Chủ dự án có ý kiến phản hồi như sau:

Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện đúng những gì đã nêu trong báo cáo này và những yêu cầu của cộng đồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN:

Dự án “Vùng lúa chất lượng cao xã An Thạnh, huyện Bến Cầu” được đầu tư xây dựng góp phần quan trọng trong việc phát triển về kinh tế xã hội, không những đóng góp cho ngân sách nhà nước mà còn mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho người dân trong vùng, nhất là tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân, cải tạo môi trường sinh thái, giao lưu hàng hóa, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc triển khai dự án sẽ làm phát sinh khí thải, nước thải và chất thải rắn, gia tăng nguy cơ cháy nổ và tai nạn lao động, do đó tác động đến đời sống các hộ dân cũng như đến môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước, cảnh quan, hệ sinh thái.

Mặc dù vậy có thể nhận định là tác động do dự án gây ra là không lớn và có thể thực hiện các giải pháp giảm thiểu thông qua chương trình quàn lý và giám sát môi trường hợp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. KIẾN NGHỊ:

Chủ dự án kính đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh sớm tổ chức thẩm định và ra quyết định phê duyệt để chúng tôi có thể triển khai dự án theo đúng tiến độ.

3. CAM KẾT

Chủ dự án cam kết:

- Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới Luật.

- Nghiêm túc thực hiện các biện pháp khống chế các nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của dự án theo đúng phương án kỹ thuật đã nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường này và những yêu cầu theo quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Đảm bảo kinh phí đầu tư các công trình xử lý môi trường cũng như kinh phí thực hiện chương trình giám sát môi trường.

- Đảm bảo các nguồn phát sinh chất thải do hoạt động của dự án được xử lý nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành và các quy định khác có liên quan.

- Công khai thông tin, lưu giữ, cập nhật số liệu môi trường và báo cáo về việc thực hiện nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt của dự án.

- Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ hàng năm và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 02 lần/năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh.

- Trong quá trình hoạt động có yếu tố môi trường nào phát sinh chúng tôi sẽ trình báo ngay với các cơ quan quản lý môi trường địa phương và các cơ quan có liên quan để xử lý ngay nguồn ô nhiễm này.

- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam nếu xảy sự cố gây ô nhiễm môi trường.

NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU

Trong quá trình chuẩn bị Báo cáo ĐTM, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu sau:

[1] Các tiêu chuẩn Nhà nước VN về môi trường. Tập 1: chất lượng nước. Tập 2: Chất lượng không khí, âm học, chất lượng đất, giấy loại. Hà Nội 1995

[2] Đánh giá tác động môi trường phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, GS.TS Lê Thạc Cán, NXB ĐHQG Hà Nội 2000.

[3] Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng, Lê Trình, NXB KHKT [4] Đánh giá tác động môi trường, PGS Hoàng Xuân Cơ NXB ĐHQG Hà Nội 2000.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án vùng lúa chất lượng cao (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w