Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và chống ngập úng trong quá trình thi công là rất cần thiết nhằm bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tiêu thoát nước tốt ngay tại khu vực thi công và không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Quản lý tốt nguyên vật liệu, chất thải phát sinh tại công trình, nhằm hạn chế rơi vãi xuống đường thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy và ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa cho dự án. Cho nước mưa chảy qua thiết bị tách rác để tách các tạp chất có kích thước lớn đến mương dẫn. Bố trí các hố ga trên mương dẫn, tại đây nước mưa được lắng các cặn bẩn trước khi thoát ra ngoài môi trường.
b) Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Theo kết tính toán ở trên nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt vượt cao so với quy chuẩn cho phép. Do vị trí xây dựng đê bao xa khu dân cư; khu vực xây dựng nhà kho, nhà điều hành,… nên chủ dự án thuê công nhân xây dựng địa phương hoặc thuê nhà vệ sinh của người dân gần đó để bố trí cho công nhân viên sử dụng trong thời gian thi công xây dựng dự án.
4.1.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn a) Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phân thành 2 loại:
- Chất thải hữu cơ (rác thực phẩm, chất thải dễ phân hủy). - Các thành phần còn lại (bao bì, hộp nhựa, vỏ lon kim loại,...).
Hình thức lưu trữ: thùng chứa rác có nắp đậy được bố trí tại khu vực thuận lợi trên công trường để các công nhân bỏ rác vào.
Tần suất thu gom: 1ngày/lần, từ 15 giờ - 17 giờ mỗi ngày. Biện pháp xử lý:
- Tất cả rác sinh hoạt sẽ được thu gom và tập trung vào các thùng chứa có nắp đậy. Chủ dự án xử lý bằng cách ký hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải.
- Lập nội quy, yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi...
b) Chất thải xây dựng
- Hình thức lưu trữ: lượng chất thải này được thu gom và để đúng nơi quy định.
- Tần suất thu gom: 01 ngày/lần. Tuy nhiên, lượng chất thải phát sinh còn phụ thuộc vào nội dung thực hiện và từng giai đoạn thi công.
- Biện pháp xử lý: tái sử dụng tại chổ cho dự án hoặc bán phế liệu.
c) Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại chủ yếu là các giẻ lau máy móc, thiết bị dính dầu, thùng sơn,... Đây là những chất dễ bắt lửa được đơn vị thi công thu gom riêng, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Hình thức lưu trữ: chất thải nguy hại được bố trí tạm thời tại khu vực kho chứa
trên công trường. Chủ dự án xây dựng thùng BTCT có nắp đậy trong khu vực dự án để lưu trữ CTNH tạm thời trong giai đoạn xây dựng và đưa vào hoạt động.
- Tần suất thu gom: 01 ngày/lần
4.1.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn, độ rung
Để hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn, rung chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Không vận chuyển từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau nhằm hạn chế gây tiếng ồn ảnh hưởng đến dân cư khu vực.
- Thường xuyên kiểm tra bôi trơn các đầu máy và thiết bị nhằm giảm tiếng ồn và rung khi hoạt động.
- Tiếng ồn gây tác động trực tiếp đến công nhân, nhất là những công nhân làm việc bên cạnh các máy có mức ồn cao. Tiếng ồn có thể át đi hiệu lệnh cần thiết, gây tai nạn cho công nhân. Để tránh tai nạn, cần giáo dục ý thức về an toàn lao động cho công nhân, đặt các biển cấm tại những nơi cần thiết.
- Công nhân vận hành các máy có độ ồn cao sẽ được luân phiên, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc liên tục trong thời gian dài.
- Giáo dục ý thức về các biện pháp tránh ồn, đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động cho công nhân.
- Trang bị nút bịt tai cho công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao.
4.1.1.5. Trật tự an ninh, an toàn xã hội
- Ưu tiên tuyển chọn công nhân cơ khí, xây dựng ở gần khu vực dự án để giảm lượng công nhân sinh hoạt tại dự án, giảm lượng chất thải phát sinh và ô nhiễm, hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại khu vực dự án (do công nhân ở gần nhà nên sáng đi chiều về nhà không ở lại công trường), đồng thời tránh phát sinh mâu thuẫn giữa người địa phương và người nơi khác.
- Khai báo tạm trú, tạm vắng cho số công nhân ở xa làm việc lại công trường với địa phương để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu.
- Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng uống rượu say xỉn, cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ công nhân.
- Phổ biến, quán triệt đội ngũ công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự không gây mất đoàn kết với người dân xung quanh.
- Tổ chức phun thuốc diệt muỗi để phòng ngừa sốt rét, sốt xuất huyết. Tiến hành vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải, nước mưa.
4.1.2. Trong giai đoạn vận hành dự án
4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí a) Giảm thiểu bụi, khí thải từ lò sấy a) Giảm thiểu bụi, khí thải từ lò sấy
Không khí bị ô nhiễm từ khí thải lò sấy chủ yếu là do bụi tro và các loại khí độc hại như COx, NOx, SOx, … của quá trình đốt cháy củi.
Hình 2 : Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò sấy Thuyết minh quy trình:
Khí thải phát sinh từ lò sấy sẽ được thu hồi toàn bộ cho đi vào thiết bị Cyclon để thu bụi, sau đó khí thải được cho qua tháp hấp thụ, tại đây khí thải đi từ dưới lên qua lớp vật liệu đệm (các khuyên sứ), dung dịch hấp thụ (sút, soda,…) được phân phối (dạng phun sương) từ trên xuống để tiếp tục loại bỏ bụi và hấp thụ các khí độc hại, khí sạch được thoát ra ngoài môi trường thông qua ống khói cao hơn 6m. Dung dịch hấp thụ được sử dụng tuần hoàn và bổ sung lượng hao hụt. Định kỳ 01 năm vệ sinh bể chứa dung dịch hấp thụ. Bùn cặn quá trình vệ sinh được thu gom, lưu trữ theo quy định của chất thải nguy hại và chủ dự án ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định. Khí thải lò sấy sau khi được xử lý đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.
b) Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông
Trong thành phần khí thải của phương tiện giao thông (máy cày, máy cấy, máy giặt,…), hàm lượng lưu huỳnh (S) có trong nhiên liệu sử dụng là chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường. Để giảm khí thải độc hại, kể từ ngày 1/7/2007 theo quy định của Chính phủ thì nhiên liệu dầu diezen nhập về không vượt quá 0,25% khối lượng nhằm phục vụ cho các phương tiện cơ giới đường bộ, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 2. Lựa chọn loại dầu DO 0,05S, với hàm lượng S được qui định tương ứng tối đa là: 0,05%
Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Phun tưới nước trên các tuyến đường nội bộ, khu vực tập kết nguyên liệu và xung quanh khu vực hành chính, nhà kho vào mùa khô nhằm giảm bụi phát sinh và hơi nóng do xe vận chuyển ra vào.
- Thường xuyên quét dọn, thu gom đất cát, nguyên liệu rơi vãi trên tuyến đường giao thông nội bộ khu vực hành chính, nhà kho nhằm làm giảm lượng bụi phát tán vào môi trường không khí.
Khí thải
Tháp hấp thụ
Ống khói Cyclon thu bụi
Dung dịch hấp thụ Tuần hoàn
- Khi các xe lưu thông trong khu vực hành chính, nhà kho cần giảm tốc độ, chạy chậm.
- Không tập trung phương tiện, máy móc cùng hoạt động một lúc trên đồng ruộng, nhằm hạn chế khí thải, bụi phát sinh cộng dồn.
- Trồng cây xanh khu vực hành chính, nhà kho để tránh bụi phát tán nhiều vào không khí. Tán cây xanh dày có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, điều hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và những hỗn hợp khí như SO2, CO2, hợp chất chứa nitơ, photpho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe…
c) Hạn chế ô nhiễm thuốc BVTV
Chủ dự án Khuyến cáo người dân:
- Mặc quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang khi phun xịt thuốc BVTV trên đồng ruộng.
- Không phun xịt thuốc BVTV ngược chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả bộ phân cơ thể. Sau khi phun thuốc BVTV phải thay quần áo và giặt sạch sẽ.
- Không sử dụng bình phun thuốc BVTV bị rò rỉ và rửa sạch bình sau khi phun và không đổ xuống nguồn nước hoặc nơi chăn thả gia súc.
4.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước a) Nước mưa chảy tràn:
- Đối với khu vực hành chính, nhà kho, sân phơi lúa:
+ Nước mưa phát sinh từ mái nhà, sân phơi được thu gom bằng mương thoát nước xây dựng xung quanh, tại mỗi hố gas thoát nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác, hệ thống lắng để loại rác, chất cặn bẩn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung trong khu vực.
+ Thường xuyên nạo vét thông dòng chảy để nước mưa có thể tiêu thoát một cách triệt để, không gây ứ đọng, ngập lụt;
- Đối với khu vực đồng ruộng: Để hạn chế nước mưa chảy tràn kéo theo các chất thải rắn (chai, bao bì) có dính các loại thuốc BVTV, phân bón xuống làm ảnh hưởng nguồn nước mặt khu vực thì các biện pháp xử lý chất thải rắn cần phải được quan tâm:
+ Thu gom các loại chai, lọ, bao bì chứa thuốc BVTV, phân bón để xử lý theo quy định.
+ Không phun thuốc BVTV gần khu vực có nguồn nước phục vụ sinh hoạt, nước mặt sông, suối, hồ.
+ Không phun thuốc BVTV, bón phân vào lúc trời sắp mưa nhằm hạn chế thuốc BVTV, phân bón bị nước mưa cuốn trôi.
b) Nước thải sinh hoạt :
Nước thải sinh hoạt phát sinh khu vực hành chính, nhà kho được thu gom và xử lý như sau:
Hình 3: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt Thuyết minh quy trình:
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn. Bể tự hoại ba ngăn có các chức năng: lắng nước thải, lên men cặn lắng và lọc nước thải sau lắng. Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 - 70% và theo BOD5 là 60 - 65%. Cặn lắng được lưu trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy tạo thành khí và các chất vô cơ hòa tan, khí này sẽ thoát ra ngoài bằng lỗ thông hơi. Bùn cặn lên men được hút từ 1 – 3 năm từ khi bể hoạt động (bể đầy). Tại thời điểm hút, phần bùn cặn chưa lên men nằm phía trên vì vậy ông hút của máy bơm phải đặt sâu xuống đáy bể. Thông thường khi hút phải để lại khoảng 20% lượng bùn cặn để gây men cho bùn cặn tươi đợt sau.
Nước thải sinh hoạt được cho qua bể tự hoại 3 ngăn để xử lý (các chất cặn lắng trong bể tự hoại sẽ định kỳ thuê đơn vị có chức năng để hút hầm cầu và đem đi xử lý đúng quy định), sau đó nước thải được đưa ra mương sinh học. Mương sinh học là hệ thống mương thiết kế hở chạy dọc, thành mương được xây bằng gạch, mương dài khoảng 2m, rộng 1 m, cao 0,5 m chứa cát, sỏi để lọc nước thải chảy qua. Bên trên vật liệu cát sỏi là lớp thực vật có khả năng hút nước làm sạch môi trường. Nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn loại A, QCVN 14:2008/BTNMT.
4.1.2.3. Giảm thiểu gây ô nhiễm do chất thải rắn
Trong quá trình hoạt động của Dự án sẽ thải ra một lượng chất thải rắn mà trong đó mang theo nhiều chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh, đây là nguồn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng do phát tán vi trùng gây bệnh.
a) Chất thải sinh hoạt:
Chất thải sinh hoạt phát sinh do sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên hoạt động trong tại khu vực hành chính, nhà kho. Rác thải này bao gồm: rau quả, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, giấy, bao bì,.... đây là rác có độ ẩm lớn (60-65%) và chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy (khoảng 80% hàm lượng chất khô), do đó dễ bị phân hủy trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý, gây mùi hôi và gây ô nhiễm không khí, nước.
Để thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh, nhằm tái sử dụng chất thải rắn, đơn giản hóa quá trình xử lý, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Nước thải sinh hoạt
Mương sinh học Bể tự hoại 3 ngăn
- Rác thải sinh hoạt: bố trí các thùng chứa rác ngay tại nơi phát sinh như nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng làm việc... hàng ngày thu gom và chuyển về nơi tập kết. Lượng rác thải này được chủ chủ dự án thu gom và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.
b) Chất thải sản xuất:
Trong quá trình sản xuất lúa phát sinh một số chất thải và biện pháp xử lý như sau: - Đối với bao bì đượng phân tro: được người nông dân thu gom bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc để tái sử dụng.
- Đối với rơm rạ: được người nông dân thu gom để trồng nấm, cho trâu bò ăn hoặc đốt ngoài đồng.
- Đối với tro củi: chủ dự án thu gom bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
c) Chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất lúa và biện pháp xử lý theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Đối với bao bì thuốc BVTV: chủ dự án sẽ thiết kế và xây dựng các thùng chứa bằng xi măng có nắp đậy đặt ở ngoài đồng ruộng với khoảng cách phù hợp để người nông dân sau khi sử dụng xong thuốc BVTV có thể bỏ chai lọ vào một cách thuận tiện nhất. Định kỳ cuối vụ, chủ dự án sẽ thu gom về kho chứa chất thải nguy hại đặt tại khu hành chính để lưu trữ và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.
- Đối với chất thải nguy hại phát sinh trong khu hành chính, nhà kho như: bóng đèn huỳnh quang bị hư hỏng, giẻ lau dính dầu nhớt, bùn thải xử lý khói bụi lò sấy,… sẽ được chủ dự án thu gom, lưu trữ tại kho chứa chất thải nguy hại và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.